“Dây cà ra dây muống” lâu nay không gặp vùng đất và thổ nhưỡng thích hợp nên tịt lại, không phát triển thêm chiều dài. Nay thầy Chi, không chỉ là cây đại thụ dạy Anh văn của đất Ban Mê Thuột mà còn ra tận Ninh Thuận trổ thiên khiếu là nhà nông học kỳ tài cách đây hơn nửa thế kỷ. Nhà nông học này có biệt tài trồng cà, ngoài quả sai đâu chưa thấy nhưng cành thì cứ dài ngoẵng ra, bò thi cùng dây muống trông thật … mát mắt. Nhân đọc bài viết của thầy Chi: Ninh Thuận – Lan Man Bên Lề, Giây Cà Ra Giây Muống, tôi chợt thấy mình rất muốn mon men “tát nước theo mưa” với thầy. Chỉ mong hai loại “giây” này, nếu không mập thêm chút bề ngang nào thì cứ để nó dài xả láng.
Cái chủ đề “nhà vệ sinh” mới nghe qua không có vẻ “văn chương bác học” tí nào, không xứng đáng với “đỉnh cao trí tuệ” của cái xã hội Việt Nam ngày nay toàn là “thánh” cả. Thánh nhiều, nhưng người trần mắt thịt cũng không ít. Mà người trần mắt thịt thì ai cũng có nhu cầu… sơ đẳng. Thời còn sinh tiền, bố tôi kể chuyện bọn Tây thời Pháp thuộc lịch sự và sạch sẽ lắm, trong túi lúc nào cũng có ít nhất hai cái khăn mùi-soa. Thật ra, chẳng phải họ có nhu cầu nhiều về lau tay lau mép nhưng để phòng hờ trường hợp đang đi đường mà có “nhu cầu lớn” (grand besoin _ đại tiện) hay nhu “cầu thúc bách” (besoin pressant _ tiểu tiện) mà không tìm được “bãi đáp” thì hai chiếc khăn cứu hộ kia sẽ được dùng để… túm chặt ống quần!
Có lẽ đa phần người Việt chúng ta, nhất là những người họ… nội quen nhịn, vì vậy mỗi lần ra khỏi nhà thường ít khi nghĩ tới cái món nhu cầu kia. Còn họ ngoại, mỗi lần về thăm quê hương chắc ít nhất cũng đôi lần… khắc khoải lắm về chuyện này. Riêng du khách ngoại quốc, nhất là Tây phương, họ rất phàn nàn về hệ thống vệ sinh, tiện ích khi đến Việt Nam. Nhiều người còn… cực đoan đến độ không ngần ngại tuyên bố một đi không trở lại đất nước này vì nhiều lý do “tế nhị”, trong đó lý do không có nhà vệ sinh công cộng, hay có mà không đạt tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được.
Ai bảo nhà vệ sinh công cộng là không “bác học”, không “xứng tầm” thì người đó nhất định là… thánh! Khi ngành du lịch Việt Nam loay hoay tổ chức thi sáng tác chọn logo và khẩu hiệu thật kêu và thật quyến rũ thì rất nhiều ý kiến đóng góp kêu gào: Nhà vệ sinh! Nhà vệ sinh!
Có lẽ tiếng kêu… thấu trời xanh kia mở đầu cho thời đại bùng nổ… lác đác nhà vệ sinh.
Cái chủ đề “nhà vệ sinh” mới nghe qua không có vẻ “văn chương bác học” tí nào, không xứng đáng với “đỉnh cao trí tuệ” của cái xã hội Việt Nam ngày nay toàn là “thánh” cả. Thánh nhiều, nhưng người trần mắt thịt cũng không ít. Mà người trần mắt thịt thì ai cũng có nhu cầu… sơ đẳng. Thời còn sinh tiền, bố tôi kể chuyện bọn Tây thời Pháp thuộc lịch sự và sạch sẽ lắm, trong túi lúc nào cũng có ít nhất hai cái khăn mùi-soa. Thật ra, chẳng phải họ có nhu cầu nhiều về lau tay lau mép nhưng để phòng hờ trường hợp đang đi đường mà có “nhu cầu lớn” (grand besoin _ đại tiện) hay nhu “cầu thúc bách” (besoin pressant _ tiểu tiện) mà không tìm được “bãi đáp” thì hai chiếc khăn cứu hộ kia sẽ được dùng để… túm chặt ống quần!
Có lẽ đa phần người Việt chúng ta, nhất là những người họ… nội quen nhịn, vì vậy mỗi lần ra khỏi nhà thường ít khi nghĩ tới cái món nhu cầu kia. Còn họ ngoại, mỗi lần về thăm quê hương chắc ít nhất cũng đôi lần… khắc khoải lắm về chuyện này. Riêng du khách ngoại quốc, nhất là Tây phương, họ rất phàn nàn về hệ thống vệ sinh, tiện ích khi đến Việt Nam. Nhiều người còn… cực đoan đến độ không ngần ngại tuyên bố một đi không trở lại đất nước này vì nhiều lý do “tế nhị”, trong đó lý do không có nhà vệ sinh công cộng, hay có mà không đạt tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được.
Ai bảo nhà vệ sinh công cộng là không “bác học”, không “xứng tầm” thì người đó nhất định là… thánh! Khi ngành du lịch Việt Nam loay hoay tổ chức thi sáng tác chọn logo và khẩu hiệu thật kêu và thật quyến rũ thì rất nhiều ý kiến đóng góp kêu gào: Nhà vệ sinh! Nhà vệ sinh!
Có lẽ tiếng kêu… thấu trời xanh kia mở đầu cho thời đại bùng nổ… lác đác nhà vệ sinh.
Một cặp đôi (hoàn hảo) nhà vệ sinh công cộng xuất hiện tại công viên Thống Nhất, Sài Gòn ngày 1/5/2016. Thỉnh thoảng đi ngang qua đây, tôi không còn thấy chúng hiện hữu nữa. |
Cái thời xe đò từ Ban Mê Thuột đi Sài Gòn qua ngả Nha Trang ba ngày hai đêm, sau rút xuống còn hai ngày một đêm đã chấm dứt cùng với cảnh vật vã cơm xe tù và vệ sinh bụi. Thế nhưng bây giờ mỗi lần về Ban Mê Thuột, xe ngừng ở trạm nghỉ chân giữa đường thì tôi lại cố quên đi rằng mình đang có… nhu cầu, chỉ đơn giản rằng cứ nghĩ đến cái mùi kinh khủng kia tự nhiên tôi lại tưởng mình là… thánh!
Nói cho công bình, giả sử cứ mỗi đầu đường có một “túp lều lý tưởng” kia thì chưa chắc ai đó, nhất là cánh mày râu lại chịu khó bước vào, cho dù rất thích từ miễn phí. Ai bảo ngành du lịch Việt Nam không quan tâm đến việc trang điểm diện mạo và hình ảnh của đất nước này? Ai bảo nhà nước này không cứng rắn trừng phạt cái bọn “công xúc tu sỉ” chuyên “đứng úp mặt vô tường”? Hàng loạt nghị định và thông tư được ban hành, quy định xử phạt rất nặng _ tiền phạt lên đến cả triệu đồng đấy _ bọn phạm luật quả tang với đầy đủ tang chứng vật chứng. Ấy vậy mà chưa từng thấy báo chí đưa tin một trường hợp điển hình phạm pháp nào mặc dù mỗi buổi sáng tôi ra con đường ở quận 8, Sài Gòn này tập thể dục, chỉ riêng một đoạn đường ngắn chưa đến một trăm mét, tôi thấy không dưới năm ca “quả tang phạm pháp”. Đặc biệt các phạm nhân đều là những kẻ… tái phạm hàng ngày.
Người này là một cán bộ già _ quần áo đóng thùng, giầy da láng coóng,
cặp hồ sơ “mật” dày cộm _, một kiểu công chức tiêu biểu. Ông ta không ngày nào không đến đây hành sự. |
Nhân đây lan man bên lề về luật pháp xử các vụ phạm pháp nhỏ nhặt của một vài nước quanh ta. Cách đây hơn hai chục năm _ có lẽ vào thời Tổng thống Bill Clinton _, một thanh niên Hoa Kỳ du lịch đến Singapore, chẳng biết tắt mắt hay nghịch ngợm thế nào lại xịt sơn vào ngay vào xe hơi ở đây. Chàng xộ khám chờ ngày ra tòa. Khung hình phạt cho tội này (vandalism _ hành động cố ý phá hoại hoặc làm hư hỏng các công trình nghệ thuật, tài sản công và tư, các thắng cảnh ...) là đánh hèo ở công viên.
Vì danh dự quốc gia, Tổng thống Bill Clinton can thiệp với chính quyền Singapore xin giảm án vì lòng khoan dung với lý do rằng thanh niên này không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp _ ở nhiều quốc gia Châu Âu, theo tôi biết, hành vi xịt sơn lên tường là nhan nhản và dường như không bị phạt nặng. Án được ân giảm từ đánh sáu hèo xuống còn bốn hèo.
Năm 2010, một công dân Thụy Sỹ cũng mắc tội xịt sơn lên một chiếc xe lửa ở Singapore, bị kết án năm tháng tù và “nựng” ba hèo. Xin phúc thẩm, chẳng những không được tòa thượng thẩm ở đây giảm án mà chàng này còn “được khuyến mãi” thêm hai tháng nữa thành bảy tháng!!! (theo Vandalism Act _ Wikipedia)
Nguyên tắc bất thành văn của pháp luật ở các nước văn minh là “Không ai được xem là không biết/rành pháp luật” (Nul n’est censé ignorer la loi) _ bạn không thể mang kẹo shewing-gum vào Singapore để đến khi bị phạt mới cuống quít bào chữa rằng tôi không biết điều này. Hơn nữa “pháp bất vị thân”, liệu luật pháp của Đảo quốc Sư tử còn có được tôn trọng hay còn hiệu lực thi hành hay không nếu làm ngơ một tội “cỏn con” như thế?
Nên nhớ, việc thi hành hình phạt đánh hèo rất bài bản và… đẹp mắt! “Đao phủ” là một võ sư có biệt tài múa và đánh hèo trăm phát như một, ấy là lằn roi sau được quất đúng vào lằn roi trước khiến vết thương để lại sẹo vĩnh viễn suốt đời. Sau khi thụ án, phạm nhân được hai người xốc nách dìu đi vì không thể lết nổi…
Nếu luật pháp Việt Nam cũng được thượng tôn như Singapore thì quan tòa, chánh án, thẩm phán ở đây có khối công ăn việc làm, một năm xử đủ 365 ngày, không còn thời gian nghỉ phép! Lúc ấy nhà tù sẽ nhiều hơn trường học và bệnh viện.
Tôi dám chắc rằng chàng thanh niên kia chỉ vì tinh nghịch, có nghĩa là hành vi phạm pháp do bốc đồng, vô thức chứ không chủ ý. Hành vi phạm pháp thường xuất hiện do thói quen (xấu): xoáy hàng trong siêu thị, lừa đảo, tham nhũng… nhất nhất đều do thói quen. Ăn vụng đà quen nết. Thật không sai khi ngạn ngữ nói rằng “thói quen là bản năng thứ hai” (Habitude est la seconde nature).
Mỗi sáng tôi dựng xe, chuẩn bị tập thể dục thì y như rằng một lúc sau một chú cẩu hoang lân la vừa đến gần xe, vừa quan sát tôi, vừa chực pee vào bánh xe của tôi. Chỉ chờ giây phút này tôi mới giậm chân “suỵt” một tiếng thật mạnh cho chú cẩu hết hồn bỏ chạy. Vài ngày sau chú cẩu lại lân la đến gần, nhìn tôi rồi… bỏ đi. Thói quen hay bản năng?
Cái ông cán bộ kia và nhiều người khác nữa, họ đã “phơi nhiễm” thành bản năng rồi. Họ đi xe gắn máy tới đây, dựng xe, tắt máy rồi vào lề đường… úp mặt vô tường. Xong việc rồi họ khoan thai bước ra đường, lên xe, vòng ngược lại hướng họ đến đây. Điều này chứng minh họ đến đây, chính địa điểm này để thực hiện thói quen (hay bản năng?), một thứ không thể sửa chữa được nữa, trừ phi luật pháp Việt Nam nghiêm minh và… dữ dằn như luật pháp Singapore!
Sáng nay trên con đường này có một đám tang, người đưa đám rất đông, cờ xí, kèn trống ầm ỹ. Ông cán bộ xuất hiện, thấy người đông quá không hành sự được nên chạy đến đầu đường dựng xe đứng… đợi. Khi đám tang đi qua, ông ta quay xe lại, dựng xe và đứng dưới gốc cây hoa vàng, vừa hóng mát vừa ngó ngang ngó dọc xem có ai… ngưỡng mộ mình không? Tôi buồn cười quá, quyết định chụp lén bức hình này. Thôi thì cứ tin rằng ông ấy mắc một căn bệnh, một loại exhibitionnisme!
Hoa vàng đẹp đến lạ lùng |
Một tuần trước đó, cây hoa vàng này nở rộ bông, đẹp ngẩn ngơ, và tôi nhanh chóng ghi lại cái giây phút thanh xuân này. Đương sự đến đây hành sự hàng ngày nên “hoa vàng mấy độ” cũng mau chóng tàn phai. Một sự việc luôn có hai mặt, có lẽ chỉ nên nhìn mặt đẹp của nó.
Đây nữa nè, bên bức tường hoen ố … là chùm hoa Muồng bò cạp đẹp biết mấy. |
Bên đây đường, nơi tôi đứng tập thể dục mỗi buổi sáng, sạch sẽ vì thoáng đãng hơn. Hoa Bằng lăng thơ thẩn nở hoa. |
Sài Gòn, ngày 3 tháng năm, 2017
Phùng Ngọc Cửu
No comments:
Post a Comment