Theo dự tính, chúng tôi sẽ đến viếng thăm hai gia đình người eagle hunters trong 5 ngày sắp tới và sẽ ngủ hai đêm ở mỗi nơi. Vào giờ chót có một chuyện bất ngờ xảy đến nên đến ngày thứ tư, chúng tôi phải di chuyển đến gia đình thứ ba. Tất cả những gia đình này đều ở vùng Sagsai, cách thành phố Ulgii khoảng 40 cây số về phía Tây Nam. Bản đồ dưới đây là lộ trình của chúng tôi lấy từ bản đồ của ông Ron, một nhiếp ảnh gia trong nhóm. Những người eagle hunters này gốc Kazakh và họ sống theo lối sống du mục. Hàng năm họ di chuyển nơi ở ít nhất hai đến ba lần tùy theo khí hậu và thời tiết của nơi đó.
GIA ĐÌNH EAGLE HUNTER ĐẦU TIÊN
Ông bà chủ nhà gia đình người eagle hunter đầu tiên mà chúng tôi đến thăm tuổi khoảng độ thất tuần. Ngoài căn nhà để trú ngụ cho mùa đông, ông bà có hai căn lều tròn dựng cách nhà vài chục bước. Vì chúng tôi cần tất cả 4 căn lều nên họ phải mượn thêm hai căn lều nữa. Tôi và bà Wendy ở trong căn lều đầu tiên và cũng là nơi trang hoàng đẹp nhất được dùng làm trung tâm sinh hoạt của nhóm như họp hành để bàn chuyện chụp hình hoặc ăn uống trong ngày. Chung quanh lều được trang hoàng bằng những tấm vải hoặc thảm dệt với màu sắc tươi tắn khiến cho không khí trong lều ấm áp hẳn lên. Ở giữa lều là một cái lò sưởi nhỏ với ống khói đưa thẳng lên nóc lều. Ban ngày, họ mở một bên nóc lều để đưa ánh sáng vào bên trong và khi nào cần thì chỉ cần kéo dây đóng lại, rất dễ dàng và tiện lợi. Phần lớn những bức hình trong bài viết này chụp bằng phone nên hình không được sắc nét.
GIA ĐÌNH EAGLE HUNTER ĐẦU TIÊN
Ông bà chủ nhà gia đình người eagle hunter đầu tiên mà chúng tôi đến thăm tuổi khoảng độ thất tuần. Ngoài căn nhà để trú ngụ cho mùa đông, ông bà có hai căn lều tròn dựng cách nhà vài chục bước. Vì chúng tôi cần tất cả 4 căn lều nên họ phải mượn thêm hai căn lều nữa. Tôi và bà Wendy ở trong căn lều đầu tiên và cũng là nơi trang hoàng đẹp nhất được dùng làm trung tâm sinh hoạt của nhóm như họp hành để bàn chuyện chụp hình hoặc ăn uống trong ngày. Chung quanh lều được trang hoàng bằng những tấm vải hoặc thảm dệt với màu sắc tươi tắn khiến cho không khí trong lều ấm áp hẳn lên. Ở giữa lều là một cái lò sưởi nhỏ với ống khói đưa thẳng lên nóc lều. Ban ngày, họ mở một bên nóc lều để đưa ánh sáng vào bên trong và khi nào cần thì chỉ cần kéo dây đóng lại, rất dễ dàng và tiện lợi. Phần lớn những bức hình trong bài viết này chụp bằng phone nên hình không được sắc nét.
Căn lều đầu tiên bên tay phải là căn lều của tôi và bà Wendy |
Bên trong lều |
Về
vấn đề vệ sinh, phái nữ chúng tôi được thêm một chút lợi điểm về tiện
nghi là được dành cho một nhà vệ sinh lưu động đặt trong cái lều nhỏ gần
đó. Còn nhà vệ sinh của phái nam thì cũng có lều che nhưng không có một chút tiện nghi vì chỉ là một cái lỗ nhỏ (để có thể lấp lại trước khi rời nơi này).
Nhà vệ sinh cho phe nữ |
Lúc ông chủ nhà bước vào lều của tôi để xem chúng tôi có thiếu gì không, tôi và ông có dịp nói chuyện với nhau, và dĩ nhiên chỉ bằng cách ra dấu. Ông dơ 6 ngón tay để cho biết ông có 6 người con, và hãnh diện chỉ đám huy chương treo đầy trên tường. Đó là huy chương của cậu con út tên Jenisbek thắng trong rất nhiều cuộc thi dành cho eagle hunter. Những người con lớn của ông bà có gia đình và đã ra ở riêng. Jenisbek phải bỏ ngang việc học để về giúp cha mẹ trong thời gian gần đây. Cậu năm nay 22 tuổi, to cao, mặt mũi khôi ngô. Năm ngoái cậu thắng giải quán quân về môn Tug of War và thắng giải nhì toàn diện ở Golden Eagle Festival. Tôi đoán đây là lý do ông Oliver chọn gia đình cậu cho nhóm chúng tôi đến chụp hình vào năm nay.
Ông bà chủ nhà của người eagle hunter đầu tiên |
Một phần nhỏ những huy chương của cậu Jenisbek |
Tấm hình duy nhất treo trong lều của chúng tôi Trong nhà của ông bà cũng chỉ có vài tấm hình cũ của gia đình bọc bằng bao ny lông treo trên tường. |
Tôi
không biết ông chủ nhà lúc trẻ có phải là eagle hunter không nhưng đại
gia đình của ông có ít nhất 4 người giữ truyền thống này, trong đó có em
trai của ông, một người con trai lớn, cậu Jenisbek và một đứa cháu nội
12 tuổi đang được tập luyện để nối nghiệp cha ông.
Cậu Jenisbek trong trang phục của eagle hunter |
Sau khi ăn trưa xong, chúng tôi quyết định lên khúc đồi núi gần đó để chụp hình trước khi hoàng hôn xuống. Chúng tôi lên xe đi trước, còn những người eagle hunter sẽ phi ngựa lên sau. Trên đường đi, chúng tôi thấy một cháu bé ngồi chơi ở ngưỡng cửa với đứa em nhỏ mới chập chững biết đi bèn dừng lại để chụp hình gia đình cậu. Ngôi nhà tuy có tráng một lớp ở ngoài nhưng cũng rất sơ sài, tương tự như những căn nhà khác trong vùng, trần thấp, cửa cũng thấp, với một hai chiếc cửa sổ nhỏ.
Chúng tôi chỉ ghé một chốc lát để chụp hình, vậy mà người chủ gia đình cũng khẩn khoản mời chúng tôi vào nhà uống một chút trà. Vì sợ không bắt kịp ánh nắng chiều nên chúng tôi đành từ chối. Tilek, người thông dịch viên và cũng là trưởng nhóm hướng dẫn, cho biết người dân du mục rất hiếu khách vì ở vùng này dân cư rất thưa thớt. Nếu có ai ghé đến gõ cửa thường là những người lỡ đường cần giúp nên họ tiếp đón thật nồng hậu vì biết đâu một ngày nào đó, họ cũng sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy.
Lúc mọi người lên xe để đi lên khoảng đồi nơi hẹn với ba người eagle hunters, tôi nhìn ngoái lại và bắt gặp cháu bé đang đứng ở cạnh nhà, tay cầm miếng kẹo mà chúng tôi làm quà và nhìn theo cho đến khi xe chúng tôi đi khuất. Hình ảnh đó của cháu đã tạo thật nhiều lưu luyến nơi tôi với gia đình cháu bé.
Trong khi chờ đợi ba người eagle hunters lên đến nơi để chụp hình, chúng tôi có khá nhiều thì giờ để ngắm cảnh vật chung quanh. Ánh sáng chiều chợt đến rồi chợt đi tạo những hình ảnh thật đẹp và thật khó quên của vùng đồi núi Ulgii nơi này. Những màu sắc khác nhau nhảy múa dưới ánh nắng khiến tôi nghĩ đến khung cảnh của Death Valley nhưng đậm màu và trầm mặc hơn Death Valley nhiều. Trong khoảng khắc đó, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa khung trời bao la và như hòa lẫn với cảnh sắc muôn màu của thiên nhiên.
Một cảnh gia đình |
Chúng tôi chỉ ghé một chốc lát để chụp hình, vậy mà người chủ gia đình cũng khẩn khoản mời chúng tôi vào nhà uống một chút trà. Vì sợ không bắt kịp ánh nắng chiều nên chúng tôi đành từ chối. Tilek, người thông dịch viên và cũng là trưởng nhóm hướng dẫn, cho biết người dân du mục rất hiếu khách vì ở vùng này dân cư rất thưa thớt. Nếu có ai ghé đến gõ cửa thường là những người lỡ đường cần giúp nên họ tiếp đón thật nồng hậu vì biết đâu một ngày nào đó, họ cũng sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy.
Lúc mọi người lên xe để đi lên khoảng đồi nơi hẹn với ba người eagle hunters, tôi nhìn ngoái lại và bắt gặp cháu bé đang đứng ở cạnh nhà, tay cầm miếng kẹo mà chúng tôi làm quà và nhìn theo cho đến khi xe chúng tôi đi khuất. Hình ảnh đó của cháu đã tạo thật nhiều lưu luyến nơi tôi với gia đình cháu bé.
Nhìn theo bóng người đi |
Trong khi chờ đợi ba người eagle hunters lên đến nơi để chụp hình, chúng tôi có khá nhiều thì giờ để ngắm cảnh vật chung quanh. Ánh sáng chiều chợt đến rồi chợt đi tạo những hình ảnh thật đẹp và thật khó quên của vùng đồi núi Ulgii nơi này. Những màu sắc khác nhau nhảy múa dưới ánh nắng khiến tôi nghĩ đến khung cảnh của Death Valley nhưng đậm màu và trầm mặc hơn Death Valley nhiều. Trong khoảng khắc đó, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa khung trời bao la và như hòa lẫn với cảnh sắc muôn màu của thiên nhiên.
Lúc chúng tôi trở về lều, nắng đã tắt và trời tối hẳn. Lều chúng tôi được thắp sáng dưới ánh đèn vàng vọt của cái bóng đèn duy nhất lấy nguồn từ chiếc máy phát điện nhỏ do đoàn mang theo để dùng. Sau một ngày dài, ai cũng mệt mỏi nên sau khi ăn tối xong, mọi người sắp sửa một vài thứ cần dùng rồi chuẩn bị đi ngủ để sáng mai còn dậy sớm. Máy phát điện vừa tắt, trời tối đen như mực. Chỉ khi nào có người đi ra ngoài hay cần tìm một món gì đó mới có một chút ánh sáng từ đèn pin. Bên ngoài lạnh cắt da, không một tiếng động. Người nào nhát ma hay không quen bóng tối, có lẽ cũng ngại ngùng khi bước ra khỏi lều. Bây giờ thì chúng tôi thực sự bắt đầu cảm nhận được đời sống của những người du mục.
Nhiệt độ ban đêm ở Ulgii trong thời gian này xuống khoảng 20 độ F. Trước kki ngủ, tôi và bà Wendy cẩn thận mặc hai ba lớp áo rồi để thêm cái áo lạnh dầy, nón len và bao tay bên cạnh trước khi chui vào túi ngủ phòng hờ nếu nửa đêm lạnh quá thì đã có sẵn để dùng. Trong ba gia đình eagle hunter chúng tôi đến thăm trong thời gian này, đây là nơi chúng tôi được chăm sóc kỹ lưỡng nhất. Ông Oliver yêu cầu họ đốt sưởi cho chúng tôi ba lần trong đêm, 11g tối rồi 3g và 5g sáng. Họ làm đúng như vậy và dùng than để đốt sưởi nên ai cũng ấm áp ngủ ngon qua đêm mà không cần mặc thêm lớp áo dầy cộm.
Buổi sáng mới 6g mọi người đã lần lượt dậy để chuẩn bị chụp cảnh bình minh. Vệ sinh cá nhân buổi sáng thật giản dị. Tôi và bà Wendy, mỗi người cầm một chai nước suối đứng trước lều đánh răng súc miệng. Chai nước lạnh ngắt, súc miệng một chút mà sao thấy ê nguyên hàm răng. Sau khi đánh răng xong, chúng tôi vào lều lấy khăn ướt (wet towel) mang theo sẵn để lau mặt. Vậy là xong!
Biết là ngày hôm nay chúng tôi sẽ đứng chụp hình ở ngoài trời từ sáng đến chiều nên chúng tôi mặc nhiều lớp để khỏi bị thấm lạnh. Nói chuyện đồ ấm mới nhớ lại chuyện chuẩn bị quần áo trước khi đi. Theo danh sách những thứ cần mang theo, tôi phải chạy đi nhiều tiệm để kiếm nón len, bao tay, quần áo đi ski, giầy da cao cổ có lót bên trong. Lúc đó là khoảng đầu đến giữa tháng 9, Cali trời còn ấm áp, tiệm nào cũng còn bán đồ mùa hè ngay cả những tiệm chuyên bán đồ thể thao hay đồ cho những người hay đi ra ngoài thiên nhiên. Còn đồ lạnh đến giữa tháng 10 mới về, cuối cùng tôi đành phải mua một vài thứ qua Amazon. Tuy nhiên có những thứ khác hơi khó mua qua mạng như giầy vì không có nhiều thì giờ để đổi lại. Thôi thì đành chọn lựa những thứ có sẵn ở nhà. Giữa đôi giầy hiking (breathable), đôi giầy bốt đi trong thành phố hay đôi giầy bốt thứ hai không được đẹp lắm nhưng bằng da kín, nhìn ấm áp và có lót bên trong. Nên mang thứ nào đây? Suy đi nghĩ lại cuối cùng tôi chọn đôi thứ ba và cũng nhờ vậy mà thoát được cái lạnh ở đây nhưng đôi này không phải là giầy hiking nên lúc đi lên đồi cao cũng khá ngại ngùng. Những người mang giầy hiking thường, sau vài ba tiếng đứng ngoài trời, người nào cũng than lạnh chân dù đã mang vớ len (hay mang cả hai đôi vớ) vì những đôi giầy này được làm để tránh bị bí hơi nên hơi lạnh cũng theo đó thấm vào chân.
Trong thời gian này, chúng tôi bận rộn suốt ngày ở ngoài trời, tối về người nào cũng mệt đừ. Ăn tối xong rồi sửa soạn để chuẩn bị cho sáng hôm sau là mọi người đi ngủ ngay. Trời lạnh và tối, không ai nghĩ đến chuyện đi tắm vì biết muốn tắm phải có nước nóng và chỗ tắm chỉ có thể là một cái lều tạm giữa trời ở khoảng 20 độ F (khoảng -7 độ C). Đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi chúng tôi "được" ở dơ, không tắm trong vòng 5 ngày trời mà không ai than phiền là không được đi tắm hoặc bị người khác cằn nhằn là ở dơ hay lười biếng.
Cũng như phần lớn những người Kazakh sinh sống ở vùng này, việc chăn nuôi vừa để đem lợi tức, vừa để tạo nguồn thực phẩm cho gia đình. Đàn gia súc của họ thảnh thơi gặm cỏ quanh nhà như không cần chăm nom nhưng thật ra họ cũng bận rộn suốt ngày. Bà thay phiên nhau vắt sữa bò rồi dùng làm trà sữa, bơ hay phó mát để ăn dần, còn ông thì chăm sóc súc vật, tỉa lông cừu và dê khi bộ lông đã đến lúc phải cắt. Mông Cổ là một trong những nước nổi tiếng về cashmere.
Ngày chúng tôi giã từ gia đình của Jenisbek để đến nhà người eagle hunter thứ hai, ông bà chủ nhà mời cả đoàn vào nhà dùng bữa cơm trưa. Trong nhà đồ đạc sơ sài, sàn gỗ thô sơ để ngăn cái lạnh đưa lên từ mặt đất. Cũng tương tự như ở trong lều, một cái lò đặt giữa nhà vừa dùng để làm sưởi, vừa để nấu ăn.
Giường của tôi được lót hai ba lần thảm dầy ở dưới để ngăn hơi lạnh từ đất xông lên |
Buổi sáng mới 6g mọi người đã lần lượt dậy để chuẩn bị chụp cảnh bình minh. Vệ sinh cá nhân buổi sáng thật giản dị. Tôi và bà Wendy, mỗi người cầm một chai nước suối đứng trước lều đánh răng súc miệng. Chai nước lạnh ngắt, súc miệng một chút mà sao thấy ê nguyên hàm răng. Sau khi đánh răng xong, chúng tôi vào lều lấy khăn ướt (wet towel) mang theo sẵn để lau mặt. Vậy là xong!
Biết là ngày hôm nay chúng tôi sẽ đứng chụp hình ở ngoài trời từ sáng đến chiều nên chúng tôi mặc nhiều lớp để khỏi bị thấm lạnh. Nói chuyện đồ ấm mới nhớ lại chuyện chuẩn bị quần áo trước khi đi. Theo danh sách những thứ cần mang theo, tôi phải chạy đi nhiều tiệm để kiếm nón len, bao tay, quần áo đi ski, giầy da cao cổ có lót bên trong. Lúc đó là khoảng đầu đến giữa tháng 9, Cali trời còn ấm áp, tiệm nào cũng còn bán đồ mùa hè ngay cả những tiệm chuyên bán đồ thể thao hay đồ cho những người hay đi ra ngoài thiên nhiên. Còn đồ lạnh đến giữa tháng 10 mới về, cuối cùng tôi đành phải mua một vài thứ qua Amazon. Tuy nhiên có những thứ khác hơi khó mua qua mạng như giầy vì không có nhiều thì giờ để đổi lại. Thôi thì đành chọn lựa những thứ có sẵn ở nhà. Giữa đôi giầy hiking (breathable), đôi giầy bốt đi trong thành phố hay đôi giầy bốt thứ hai không được đẹp lắm nhưng bằng da kín, nhìn ấm áp và có lót bên trong. Nên mang thứ nào đây? Suy đi nghĩ lại cuối cùng tôi chọn đôi thứ ba và cũng nhờ vậy mà thoát được cái lạnh ở đây nhưng đôi này không phải là giầy hiking nên lúc đi lên đồi cao cũng khá ngại ngùng. Những người mang giầy hiking thường, sau vài ba tiếng đứng ngoài trời, người nào cũng than lạnh chân dù đã mang vớ len (hay mang cả hai đôi vớ) vì những đôi giầy này được làm để tránh bị bí hơi nên hơi lạnh cũng theo đó thấm vào chân.
Trong thời gian này, chúng tôi bận rộn suốt ngày ở ngoài trời, tối về người nào cũng mệt đừ. Ăn tối xong rồi sửa soạn để chuẩn bị cho sáng hôm sau là mọi người đi ngủ ngay. Trời lạnh và tối, không ai nghĩ đến chuyện đi tắm vì biết muốn tắm phải có nước nóng và chỗ tắm chỉ có thể là một cái lều tạm giữa trời ở khoảng 20 độ F (khoảng -7 độ C). Đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi chúng tôi "được" ở dơ, không tắm trong vòng 5 ngày trời mà không ai than phiền là không được đi tắm hoặc bị người khác cằn nhằn là ở dơ hay lười biếng.
Cũng như phần lớn những người Kazakh sinh sống ở vùng này, việc chăn nuôi vừa để đem lợi tức, vừa để tạo nguồn thực phẩm cho gia đình. Đàn gia súc của họ thảnh thơi gặm cỏ quanh nhà như không cần chăm nom nhưng thật ra họ cũng bận rộn suốt ngày. Bà thay phiên nhau vắt sữa bò rồi dùng làm trà sữa, bơ hay phó mát để ăn dần, còn ông thì chăm sóc súc vật, tỉa lông cừu và dê khi bộ lông đã đến lúc phải cắt. Mông Cổ là một trong những nước nổi tiếng về cashmere.
Ngày chúng tôi giã từ gia đình của Jenisbek để đến nhà người eagle hunter thứ hai, ông bà chủ nhà mời cả đoàn vào nhà dùng bữa cơm trưa. Trong nhà đồ đạc sơ sài, sàn gỗ thô sơ để ngăn cái lạnh đưa lên từ mặt đất. Cũng tương tự như ở trong lều, một cái lò đặt giữa nhà vừa dùng để làm sưởi, vừa để nấu ăn.
Bếp và sưởi |
Ở vùng đất này việc trồng trọt gần như không có và nguồn thực phẩm chính đến từ chăn nuôi nên thức ăn của người Mông Cổ cũng như Kazakh phần lớn là thịt thà, rất ít rau quả hay ngũ cốc. Món ăn gia đình chuẩn bị để đãi chúng tôi là một món ăn truyền thống của người Mông Cổ được gọi là Khorkhog với thịt trừu được nấu khá lâu trong một cái nồi to cho đến lúc chín mềm vừa ăn với một ít khoai tây, cà rốt, bắp cải, bột mì làm thành lá, v.v... Theo tôi được biết họ chỉ nêm nếm một chút muối, ngoài ra thì không có gia vị gì khác cả. Sau khi nấu xong, Khorkhog sẽ được dọn vào một cái đĩa hoặc tô to để giữa bàn tiệc cho mọi người cùng ăn.
Khi bắt đầu ăn, ông chủ nhà chọn miếng ngon nhất cắt ra từng miếng nhỏ mời mỗi người một miếng để tỏ sự ân cần và hiếu khách của ông. Điều quan trọng nhất là khi lấy một miếng thịt từ tay ông, chúng tôi phải dùng tay phải. Rất may là chúng tôi có Tilek đứng bên cạnh nhắc nhở điều này. Và sau đó thì mỗi người sẽ dùng tay lấy thịt từ mâm cỗ ở giữa bàn để ăn, không có dao, nĩa hay chén đĩa riêng gì hết.
Những ai không quen ăn thịt nhiều mà phải ăn thịt, nhất là thịt trừu, từ sáng tới chiều thì thật là khổ. Bây giờ lại càng thấy có bà đầu bếp đi theo lo cơm nước cho chúng tôi thật là chí lý.
Trong lúc trò chuyện, mọi người hỏi ông chủ nhà, nếu có được một ước muốn duy nhất thì ông sẽ ước điều gì. Ông trả lời là ông muốn có được tiện nghi để tắm nước nóng. Ai mới nghe qua có lẽ cũng ngạc nhiên nhưng có ở đây rồi mới thấy việc tắm rửa với nước nóng đòi hỏi khá nhiều chuẩn bị. Chắc chắn ai cũng nghĩ ngay đến cái máy bơm nước, nhưng sẽ cần điện, dầu xăng, ống dẫn nước, v.v... Nếu làm xong thì cũng là giải pháp cho vài tháng vì trong năm họ dọn đi nơi khác hai ba lần. Nếu lên núi thì nguồn nước không có sẵn như ở đây. Còn mùa đông nhiệt độ xuống dưới -20 độ C, máy bơm nước trở thành vô dụng vì những dòng nước nơi đây đông thành đá và chung quanh chỉ có tuyết và tuyết.
Trong thời gian ở đây, tôi và một vài người trong nhóm có dịp chụp một tấm hình kỷ niệm với hai anh em và cháu của Jenisbek.
Erlan, Dzung, Damisbek and Jenisbek Damisbek là con trai của Erlan và là cháu ruột của Jenisbek |
*
GIA ĐÌNH EAGLE HUNTER THỨ HAI
Gia đình của người eagle hunter thứ hai ở sát núi hơn. Nơi này cũng có một dòng nước nhỏ ở gần đó nhưng có nhiều bụi cây cao hơn. Họ cũng đã chuẩn bị sẵn 4 căn lều nhưng bên trong không được trang trí nhiều như nơi đầu tiên. Chúng tôi được biết ông cụ già của gia đình năm nay đã ngoài 90 và đang bị bệnh nặng nên việc chuẩn bị cho chúng tôi không được hoàn hảo như mong đợi. Trong lều thiếu thốn đủ thứ.
Bên gia đình của Jenisbek, chúng tôi chỉ gặp ba người lớn. Ở đây thì khác hẳn, gia đình đông hơn, khoảng 10 đến 15 người. Dưới đây là một tấm hình tôi chụp selfie với hai cô bé trong gia đình. Được biết cô bé ở giữa tên là Badr, cô rất nhút nhát nhưng đang học hỏi để trở thành một người eagle huntress. Cũng nhờ cái màn selfie mà tôi có thêm mấy người bạn nhỏ này.
Từ trái sáng phải Hàng đầu: Viginia Lake, Dunderberg. Hàng sau: Dzung, Baldr, Jarhn |
Gia đình này có ba người eagle hunters, hai người lớn và một cậu bé khoảng 13 tuổi. Một trong hai người lớn là một người trung niên tướng dong dõng cao với cặp mắt xanh, nhìn như người mẫu hơn là một người eagle hunter. Cô vợ cũng rất xinh.
Một người eagle hunter ở gia đình thứ hai |
và vợ con của anh |
Sau buổi ăn tối, sưởi đã tắt ngúm. Ông Oliver nhắc chủ nhà đốt sưởi cho chúng tôi ba lần trong đêm như những ngày trước, 11g đêm, 3g sáng và 5g sáng. Nhưng cả đêm đó lều chúng tôi không có một hơi ấm. Thêm một điều nữa là chủ nhà không có chuẩn bị kỹ càng nên chân lều có nhiều chỗ hở và hơi lạnh tiếp tục đưa vào bên trong lều suốt đêm. Đây là lần đầu tiên tôi ngủ không có sưởi với nhiệt độ bên ngoài ở 20 độ F. Nghĩ lại, cái lạnh đêm đó cũng không đáng ngại cho lắm, phần vì tôi mặc nhiều lớp, phần vì có được túi ngủ rất tốt . Thêm nữa là những bận rộn và thú vị ở nơi này làm tôi quên đi những khó khăn của thời tiết và sự thiếu thốn tiện nghi.
Sáng hôm sau, mọi người lúc ngồi ăn sáng ai cũng đều than thở về cái lạnh suốt đêm qua khiến ông Oliver lắc đầu khó xử vì chuyện này ngoài ý muốn của ông. Tuy vậy ông vẫn điềm đạm tiếp tục sắp xếp chương trình tiếp trong ngày nhưng bất ngờ lại tiếp tục đến. Sau buổi điểm tâm, Tilek đến báo cho ông Oliver biết là ông cụ đã qua đời trong đêm, chúng tôi phải dọn đến nơi khác càng sớm càng tốt vì gia đình phải lo tang cho cụ và sẽ rất nhiều người trong vùng đến viếng tiễn đưa cụ trong ngày. Làm sao kiếm được chỗ ngủ cho 13 người trong trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi ở cái vùng khỉ ho cò gáy này!
Trong khi chúng tôi thu dọn đồ đạc thì ông Oliver và Tilek phải liên lạc khắp nơi để tìm chỗ cho chúng tôi ở vào tối hôm đó và tiếp tục chụp hình những người eagler hunters. Một lúc sau, ông tươi cười cho chúng tôi biết là đã có chỗ rồi, đó là một trong những gia đình ông đến ở trong khóa học năm ngoái.
GIA ĐÌNH EAGLE HUNTER THỨ BA
Gia đình này đã có sẵn 3 ngôi lều lớn và một ngôi lều nhỏ cho hai gia đình với 6 người lớn và 2 em bé. Hai gia đình có họ hàng với nhau nhưng không biết rõ là hai chị em hay hai anh em. Gia đình người em có hai đứa con nhỏ. Còn người anh hay người chị có vợ chồng cô con út ở chung. Họ dùng 4 căn lều này để làm việc và chỗ ngủ cho gia đình thứ hai với 4 người lớn. Để nhường chỗ ở cho chúng tôi, 4 người này phải ngủ tạm trong căn lều mong manh dựng ở bên cạnh lều của tôi. Điều này làm cho tôi áy náy không ít!
Tuy lều có đủ nhưng lại thiếu một cái giường. Tilek bàn với họ là lấy một chiếc xe đi qua hàng xóm chở thêm một cái giường nữa về cho đủ chỗ ngủ. Tôi nghe vậy và biết như vậy, đến một lúc sau trở lại lều mình mới biết là họ dùng một phương tiện khác để chở thêm một cái giường về, rất hữu lý và dĩ nhiên tôi cũng không nghĩ đến cho đến khi thấy tận mắt. Với đất đai lồi lõm như ở đây, ngựa và lạc đà có những trường hợp sẽ đi nhanh hơn xe hơi nhiều.
Gia đình thứ nhất có hai cháu bé. Cháu gái đầu khoảng 6 tuổi, còn bé trai năm ngoái khi nhóm của ông Oliver đến còn nằm trong nôi, năm nay bé đã chập chững biết đi. Hai chị em thấy người lạ đến nên tò mò đến lều của tôi để làm quen. Lúc đầu chỉ dám đứng ở ngưỡng cửa nhìn vào cho đến khi tôi nắm tay hai cháu dẫn vào. Nói chuyện với nhau thì không được, vì mạnh ai nói người đó hiểu. Thôi thì lôi bánh kẹo cho mỗi đứa một viên kẹo ra làm quen cộng thêm cái màn selfie thay cho đồ chơi. Hai cái màn này coi vậy mà hiệu nghiệm! Nghe đến đây có lẽ cũng có người thắc mắc sao cái bà già này "kẹo kéo" quá, chỉ cho mỗi đứa nhỏ có một viên kẹo. Số là hôm trước lúc móc túi kẹo ra cho mấy đứa nhỏ ở nhà khác một nắm liền bị một người trong đoàn cằn nhằn là làm hư mấy đứa nhỏ!
Buổi tối sau bữa cơm chiều, hai đứa nhỏ lại ghé đến chơi. Ngày mai
chúng tôi sẽ rời nơi đây và không biết có dịp gặp lại nhau nữa không nên
tôi lấy cho hai cháu một nắm kẹo to. Mới có hai ba viên kẹo mà đã đầy đôi
bàn tay nhỏ xíu của các cháu, cầm thêm viên này thì lại rớt viên kia. Cô
chị lanh trí lấy vạt áo ra hứng và dạy cậu em làm theo. Thật là dễ
thương. Trước khi dẫn em về, cô bé cho tôi một ngạc nhiên khi cháu nói
hai chữ "Thank you!". Chắc là được chú Tilek dạy đây!
Vủng núi chung quanh phần lớn là núi trọc không có cây cối gì cả. Chỉ cần lái một chút là chúng tôi đã đến chân núi. Chúng tôi đi bộ lên sườn đồi tìm chỗ chụp hình. Hôm đó gió thật mạnh, có lẽ cũng 30-40 miles/giờ, vừa bước đi vừa phải cẩn thận để khỏi bị gió đẩy té chúi xuống phía trước. Nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi quên đi cảnh sắc của đồi núi trước mặt. Khác hẳn những nơi tôi đã đi qua!
Hai gia đình này đông người với 6 người lớn có thể phụ giúp công việc nên họ chăn nuôi nhiều thú vật hơn và những đồ vật trong lều cho thấy đời sống của họ sung túc hơn. Mỗi ngày họ phải vắt sữa ngựa và bò nhiều lần rồi dùng sữa để làm rượu, làm bơ và phó mát
Cô con út của gia đình người anh chị mới làm đám cưới trong năm. Cô giới thiệu cho tôi những mẫu thêu cô tự tay làm trên tấm thảm treo trên tường. Tôi để ý thì thấy chiếc nhẫn cưới của cô được đeo bên tay phải. Sau đó tôi được biết đó là phong tục của người Mông Cổ, ngược lại với phong tục Âu Mỹ.
Buổi tối hôm đó, tuy không được ba lần sưởi trong đêm như nơi đầu, nhưng chúng tôi cũng được ấm áp và ngủ thẳng giấc tới sáng sau lần trằn trọc với cái lạnh của đêm trước. Buổi sáng, tôi và bà Wendy thức dậy hơi sớm. Lúc bước ra ngoài, chúng tôi phải mang theo cái đèn pin đeo trước trán và xa xa thật nhiều đốm sáng lơ lững như đang bay. Mới thoáng nhìn cũng giật mình, nhìn kỹ mới thấy đó là những chú dê màu đen hòa lẫn trong bóng tối, và cặp mắt của chúng phản chiếu từ ánh sáng đèn pin từ trán của chúng tôi.
Trước khi về lại thành phố Ulgii, chúng tôi chụp một vài tấm hình của gia đình. Trong hình mặt ai cũng nghiêm trang cả. Hai người trong hình là vợ chồng của người anh chị lớn và người bạn bé nhỏ của tôi.
Trước khi mọi người thu xếp hành lý, tôi lấy phone của mình chụp riêng cho ông bà một tấm. Đây là tấm hình duy nhất trong buổi chụp hình hôm đó mà cả hai vợ chồng đều cười tươi và cũng là tấm hình họ thích.
Chỉ cách thành phố khoảng 2-3 tiếng lái xe và gia đình nào cũng có xe hơi nhưng điều không ngờ là những gia đình của người eagle hunter này vẫn giữ một đời sống sơ khai như nhiều năm về trước.
Đất Mông Cổ không phải là nơi ai cũng muốn đến du lịch nhưng nếu ai có máu phiêu lưu và không quản ngại khí hậu khắc nghiệt và tiện nghi giới hạn của nơi này thì chắc chắn sẽ tìm được những điều thú vị bất ngờ ở đó.
Trần Dzung
11/2017
Gia đình này đã có sẵn 3 ngôi lều lớn và một ngôi lều nhỏ cho hai gia đình với 6 người lớn và 2 em bé. Hai gia đình có họ hàng với nhau nhưng không biết rõ là hai chị em hay hai anh em. Gia đình người em có hai đứa con nhỏ. Còn người anh hay người chị có vợ chồng cô con út ở chung. Họ dùng 4 căn lều này để làm việc và chỗ ngủ cho gia đình thứ hai với 4 người lớn. Để nhường chỗ ở cho chúng tôi, 4 người này phải ngủ tạm trong căn lều mong manh dựng ở bên cạnh lều của tôi. Điều này làm cho tôi áy náy không ít!
Tuy lều có đủ nhưng lại thiếu một cái giường. Tilek bàn với họ là lấy một chiếc xe đi qua hàng xóm chở thêm một cái giường nữa về cho đủ chỗ ngủ. Tôi nghe vậy và biết như vậy, đến một lúc sau trở lại lều mình mới biết là họ dùng một phương tiện khác để chở thêm một cái giường về, rất hữu lý và dĩ nhiên tôi cũng không nghĩ đến cho đến khi thấy tận mắt. Với đất đai lồi lõm như ở đây, ngựa và lạc đà có những trường hợp sẽ đi nhanh hơn xe hơi nhiều.
Đây là chỗ ngủ của tôi và bà Wendy tối hôm đó. Cái lều nhỏ màu nâu phía sau là lều tạm của ông bà chủ nhà và vợ chồng của cô con gái út để nhường chỗ cho chúng tôi. |
Chú lạc đà này chở thêm một cái giường cho lều chúng tôi |
Gia đình thứ nhất có hai cháu bé. Cháu gái đầu khoảng 6 tuổi, còn bé trai năm ngoái khi nhóm của ông Oliver đến còn nằm trong nôi, năm nay bé đã chập chững biết đi. Hai chị em thấy người lạ đến nên tò mò đến lều của tôi để làm quen. Lúc đầu chỉ dám đứng ở ngưỡng cửa nhìn vào cho đến khi tôi nắm tay hai cháu dẫn vào. Nói chuyện với nhau thì không được, vì mạnh ai nói người đó hiểu. Thôi thì lôi bánh kẹo cho mỗi đứa một viên kẹo ra làm quen cộng thêm cái màn selfie thay cho đồ chơi. Hai cái màn này coi vậy mà hiệu nghiệm! Nghe đến đây có lẽ cũng có người thắc mắc sao cái bà già này "kẹo kéo" quá, chỉ cho mỗi đứa nhỏ có một viên kẹo. Số là hôm trước lúc móc túi kẹo ra cho mấy đứa nhỏ ở nhà khác một nắm liền bị một người trong đoàn cằn nhằn là làm hư mấy đứa nhỏ!
Làm quen |
Phải chụp đến tấm thứ ba, thứ tư, cô bé này mới chịu cười một chút. |
Đây là tấm đầu tiên hai đứa nhỏ tập dùng selfie |
Mấy tấm sau thì khá hơn nhiều, cái tấm này là hai ngón tay nhỏ của hai chị em cùng bấm nút chụp. Cũng không đến nỗi tệ! |
Vủng núi chung quanh phần lớn là núi trọc không có cây cối gì cả. Chỉ cần lái một chút là chúng tôi đã đến chân núi. Chúng tôi đi bộ lên sườn đồi tìm chỗ chụp hình. Hôm đó gió thật mạnh, có lẽ cũng 30-40 miles/giờ, vừa bước đi vừa phải cẩn thận để khỏi bị gió đẩy té chúi xuống phía trước. Nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi quên đi cảnh sắc của đồi núi trước mặt. Khác hẳn những nơi tôi đã đi qua!
Cảnh đồi núi Altai |
Hai gia đình này đông người với 6 người lớn có thể phụ giúp công việc nên họ chăn nuôi nhiều thú vật hơn và những đồ vật trong lều cho thấy đời sống của họ sung túc hơn. Mỗi ngày họ phải vắt sữa ngựa và bò nhiều lần rồi dùng sữa để làm rượu, làm bơ và phó mát
Làm phó mát. |
Thịt không ăn hết được phơi khô để dành |
Buổi tối hôm đó, tuy không được ba lần sưởi trong đêm như nơi đầu, nhưng chúng tôi cũng được ấm áp và ngủ thẳng giấc tới sáng sau lần trằn trọc với cái lạnh của đêm trước. Buổi sáng, tôi và bà Wendy thức dậy hơi sớm. Lúc bước ra ngoài, chúng tôi phải mang theo cái đèn pin đeo trước trán và xa xa thật nhiều đốm sáng lơ lững như đang bay. Mới thoáng nhìn cũng giật mình, nhìn kỹ mới thấy đó là những chú dê màu đen hòa lẫn trong bóng tối, và cặp mắt của chúng phản chiếu từ ánh sáng đèn pin từ trán của chúng tôi.
Trước khi về lại thành phố Ulgii, chúng tôi chụp một vài tấm hình của gia đình. Trong hình mặt ai cũng nghiêm trang cả. Hai người trong hình là vợ chồng của người anh chị lớn và người bạn bé nhỏ của tôi.
Trước khi mọi người thu xếp hành lý, tôi lấy phone của mình chụp riêng cho ông bà một tấm. Đây là tấm hình duy nhất trong buổi chụp hình hôm đó mà cả hai vợ chồng đều cười tươi và cũng là tấm hình họ thích.
Chỉ cách thành phố khoảng 2-3 tiếng lái xe và gia đình nào cũng có xe hơi nhưng điều không ngờ là những gia đình của người eagle hunter này vẫn giữ một đời sống sơ khai như nhiều năm về trước.
Đất Mông Cổ không phải là nơi ai cũng muốn đến du lịch nhưng nếu ai có máu phiêu lưu và không quản ngại khí hậu khắc nghiệt và tiện nghi giới hạn của nơi này thì chắc chắn sẽ tìm được những điều thú vị bất ngờ ở đó.
Trần Dzung
11/2017
Tập 3 này có những tấm hình về cảnh núi thật tuyệt vời!
ReplyDeleteMàu núi pha như màu tranh lụa, thật nhẹ nhàng và giống như ở chốn bồng lai tiên cảnh vậy!
Đời sống dân du mục như thế thật bình an, không bon chen.
Trẻ con nơi ấy có đôi má phúng phính và đỏ ửng nhỉ? Nhìn cậu bé không đội nón gì cả trong khi trời lạnh tê buốt như vậy, thương quá!
Dzung ít viết, chứ nào phải... viết ít đâu nha!
ReplyDeleteCầm bút viết là một nghệ thuật và là một đam mê như Dzung cầm máy ảnh vậy, phải không bạn hiền? Lúc bấm máy cũng như lúc phóng bút, sẽ không có trường lớp nào hay vị thầy nào đứng bên cạnh nhắc tuồng mình hết cả, mà nghệ thuật sẽ thoát ra từ Tâm mình trước nhất, rồi đến sự tích lũy kinh nghiệm, điều quan trọng là mình phải cảm nhận được sự RUNG ĐỘNG trước sự việc, cảnh vật v...v... thì mới viết hay bấm máy hình được.
Và đó là một sự SÁNG TẠO, cho nên mỗi người cầm bút hay nhiếp ảnh gia sẽ có sự sáng tạo RẤT RIÊNG CHO MÌNH - Đó là LOGO của mình!
Xem đến tập 3 của loạt bài Ký sự Mongolia này của Dzung rồi thì Kh. nhận ra điểm nổi bật trong nét ảnh của Dzung là chụp hình di động - ngựa chạy, chim bay. Không dễ đâu vì Moving Object đòi hỏi người cầm máy phải bấm máy chính xác từng giây và phải nhanh hơn... cái chớp mắt, kẻo sẽ có những tấm hình với chú ngựa chỉ còn 3 chân!
Kh.
Tuy 3 bài trong "Chuyện dài Mongolia" đều đặc sắc nhưng tôi dành nhiều thì giờ hơn để đọc/xem bài này vì nội dung trình bầy nhiều sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng Kazakh như phụ nữ và trẻ em ở trong khung cảnh gia đình, "nhà cửa" và trang trí nội thất, thực phẩm và món thịt trừu mà Dzung Tran không ưa. Tôi còn được biết thêm cách săn cầm thú bằng đại bàng cũng như phương cách người Kazakh ứng phó với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt trên những thảo nguyên (Steppe).
ReplyDeleteLAN MAN NGOÀI LỀ. Đọc/xem xong "Chuyện dài Mongolia --- ......", tôi muốn nghe tiếng nói và ca nhạc Kazakh. Vào mạng Google, tôi tìm được 1 bài dân ca rất hợp ý. Mong Dzung Tran vui lòng cho tôi giới thiệu nơi đây bài [Kazakh folk song:"Aytarym bar" - Bekzat Abildin], dài khoảng 4 phút.
Nếu đã đọc/xem "Chuyện dài Mongolia --- .....", thầy, cô, CHS sẽ hiểu đại ý của bài hát dù không có phần dịch sang tiếng Việt.
Xin mời mở "youtube", gõ nguyên [tên bài ca như trên] vào khung [Search] rồi nhấp chuột.
Hoặc gõ vào khung [Search] Google, nhấp chuột (click) rồi theo đường dẫn (link).
Thân mến chúc mọi người 4 phút vui cuối tuần.
BDChi