KHU DU LỊCH ĐỒI THÔNG CÁCH THÀNH PHỐ BMT 8 KM
VỀ HƯỚNG ĐÔNG NAM CỦA THÀNH PHỐ
Thầy Liễn, thầy cô Hoàng Trọng và nhóm K74 tháp tùng.
Bên trải cổng vào là tượng Dương Quý Phi được đặt trên bệ cao.
Xuân Mậu Tuất xin chào quý Thầy Cô và các học trò K74.
Thầy Liễn và Thầy Hoàng Trọng, lúc này Cô Diệp đã "bị" nhóm bạn nữ K74
mời đi chụp hình chung.
Thầy Liễn thật vui cùng học trò, nhưng Thầy cũng sắp trở về quê ngoại.
Một mình Thầy trên cầu.
Lúc này Thầy Hoàng Trọng đã tách ra để chụp hình tạo dáng cho Cô.
Mọi người không "ngắm" hoa mà đang nhìn phó nháy...
Rước nhau lên đồi cỏ hoang ngập lối....
Ché rượu này thật to...có lẽ Thầy trò sẽ say đây.
Bạch mã mao như tuyết,
Tứ túc cương như thiết,
Thầy trò bên Bạch mã..
Bạch mã chào như ri...
Dòng khách tham quan đến càng lúc càng đông,
Gối mỏi chân chùn rồi.
Đến trưa, Thầy Cô và các bạn về Hòa Thắng mừng Tân Niên ở nhà của một học trò K74
Chiếc bánh kem thật to và những dòng chữ dành cho Thầy trò K74
trong ngày kỷ niệm Tân niên 2018. không bao giờ phai.
Cảm ơn bạn Thúy Liễu trường Hưng Đức đã tặng cho Thầy
và học K74 trò chiếc bánh kem này.
Nhiếp ảnh gia Quách Lục thân mến,
ReplyDeleteHình - cả người lẫn cảnh-rất đẹp. Các hình đều có phụ đề vừa rõ ràng, vừa ý nhi. Great (:-). Trước hết tôi kể vài chuyện về thầy Liễn có liên quan đến tôi mà một phần lớn tôi đã "tường thuật" trong bài anh đăng trên Facebook nhưng tôi kể lại và kể thêm vào đây để các thầy cô và CHS thbmt ở quê nội và quê ngoại "mua vui cũng được vài chục phút".
Cách đây hơn chục năm thì phải, người thân thấy Liễn báo tin ổng "đau" nặng đang nằm nhà thương ở Washington DC. Tôi dzọt đến ngay. Khi thấy ổng nằm thẳng cẳng, ống plastic nhét vào mồm, kẹp vào mũi, cắm vào tay, tôi bảo người thân của ổng nên lo hậu sự là vừa. Ai dè ổng chưa chịu đi thăm Khổng Tử. Mấy năm sau, lại được tin dữ. Vừa thấy ổng, tôi bảo người thân của ổng lần này "đi một lèo" là cái chắc. Hơn một năm sau, tình cờ gặp ổng lái xe đi chợ VN!!! Ổng cười cười bảo tôi "rủa" hai lần mà ổng không chết (:-), lần tới ổng vào "nhà yêu" thì nhớ đến "rủa" cho ổng sớm bình phục. Tôi ừ ừ nhưng nghĩ bụng sẽ không đến "viếng" nữa vì sợ "nhất quá tam 3 bận" thì sao.
Mấy tháng sau, tôi về VN. Cô Diana bận không đưa ra phi trường được. Chuyền bay rất sớm nên tôi sẽ phải đi Taxi (hồi đó chưa có Uber, chưa có ĐTDĐ, v..v..) rất mắc tiền. Ổng biết tin nên bảo sẽ đến đưa tôi đi phi trường cách nhà hơn 1 tiếng lái xe, chưa kể từ nhà ổng đến nhà tôi mất gần 1 tiếng nữa. 5 giờ sáng trời mùa Đông tối om. Ổng chưa quen đường khu nhà tôi ở Washington DC nên "leo lề", nổ lốp (vỏ xe) cái "ụp". Tôi xin lỗi không thể giúp thay bánh vì phải ra phi trường ngay rồi đội va-li (không có bánh xe) chạy đến tiệm McDonald mở cửa 24/24, bỏ 25 xu Mỹ vào máy ĐT công cộng gọi Taxi. Ổng không giận mà còn chúc tôi đi "bình an". Tôi mừng thầm vì nếu ra đến xa lộ mà ổng leo lên giải phân cách thì chắc chắn cả ổng và tôi đều R.I.P (để các CHS học tiếng Pháp là sinh ngữ chính biết = Rest In Peace thì từ "Peace" cũng có nghĩa là "bình an" nhưng R.I.P. thì "peace" có nghĩa là "bình an thiên thu"). Nhìn hình ổng sống dai, vui tươi, quá 8 bó mà vẫn mặc áo mầu "tím hoa xim", đeo kiếng "dâm" rất gồ ghề, tôi nghĩ ngày xưa ổng "dữ lắm", học trò nghe tên ổng thôi là đã toát mồ hôi nên Giời (tôi không dùng "Ông Giời" để mấy nữ sinh quậy không chê tôi là "trọng Nam khinh Nữ") bắt ổng sống lâu để trả nợ học trò, thảo nào ông ấy cười tươi quá xá.
Khen Xuân Lục nhiều lần rồi nhưng kỳ này tôi có mấy nhận định hơi "tiêu cực" sau đây để nhờ anh chuyển đến cho "quý vị nào" đầu tư vào Khu Du Lịch Đồi Thông hay có quyyền trang trí biết:
1/. Tôi nhìn kỹ mà sao không thấy cây thông nào cả? Chỉ có 1 cây trông như "bách trắp bách diệp" hình như thuộc họ nhà thông.
2/. Dương Quý Phi không phải là người ở đất nước VN. VN ta, Kinh Thượng thiếu gì người Nữ xuất chúng?
3/. Con khuyển là con Chó Tây. VN ta thiếu gì Mực, Vện, .... Nghe nói chó Phú Quốc quý lắm.
4/. Tôi còn có đề nghị sau: Anh nhắc nhở thân hữu hãy về thăm Đồi Thông thì nên để cảnh quang là chính. Thầy cô và các CHS nên mời đứng "e ấp" phía sau.
Bùi Dương Chi. Thbmt 63-74