Friday, March 9, 2018

THẦY LIỄN ĐẾN VỚI CỒNG CHIÊNG VÀ ẨM THỰC XỨ MƯỜNG

THẦY LIỄN VÀ CÁC EM CỦA THẦY ĐẾN GIAO LƯU VỚI
CÁC NGHỆ NHÂN CỒNG CHIÊNG VÀ THƯỞNG THỨC ẨM THỰC CỦA 
XỨ MƯỜNG XÃ HÒA THẮNG NHÂN NGÀY 8 THÁNG 3

 Dàn Cồng chiêng được đồng bào Mường  sử dụng
vào những ngày tết, lế hội. Riêng ngày mồng 7 tháng giêng (lễ Khai hạ)
còn tổ chức các trò chơi kéo co, leo cột mỡ, bịt mắt bắt heo, 
ném Đúm (tung trái Còn) giao duyên....

Bộ Cồng Chiêng đầy đủ từ Cồng to đến chiêng nhỏ 
phát ra những cung bậc âm thanh khác nhau, khi đánh lên
 chúng hòa với nhau lan tỏa khắp núi rừng.

Thầy và đội Cồng chiêng .


 Thầy đứng gần một nghệ nhân già (87 tuổi phía bên trái) trong đội Cồng chiêng.
Bà cụ là người Thầy của đội.

Cô gái trong đội Cồng chiêng và
 Bộ Y phục Mường truyền thống của phái nữ .

 Chuẩn bị ẩm thực.

  Lá Đinh lăng dùng làm món rau thập cẩm đồ (hấp) chín,
ăn rất ngọt và không mất mùi vị như khi ta luộc nó..

 Rượu Cần, thức uống đặc sản của các dân tộc thiểu số Việt Nam,
và mùi vị của rượu cũng đặc trưng cho từng vùng, miền dân tộc.
 Hai em của thầy Liễn và ông già làng.

 Rượu Cần thơm và ngọt, say êm

 Có em khích lệ tinh thần như vầy, mà không say cũng lạ.

 Đến các tay đánh Cồng Chiêng.

 Đừng tưởng phụ nữ... tửu lượng khá lắm đấy  !


Vợ chồng Cúc Hoa, học trò của Thầy ,

 Cái ca màu xanh đựng nước lạnh (lã) để chêm vào khi nước cạn.
Theo thể lệ thách uống, một, hoặc nhiều người uống cạn ca nước 
(Bình rượu cạn đến đâu thì rót nước trong ca vào, rồi mới đến tốp khác)..

Thầy thưởng thức ẩm thực  của đồng bào Mường.

Tất cả các món được chế biến từ "cây nhà lá vườn", 
Xôi cẩm được nhuộm màu từ các loài thân thảo .

Còn có thêm rượu Cẩm và nghe Cồng Chiêng của xứ Mường:


https://youtu.be/gB7k9cr1Dj4 





5 comments:

  1. CHS Xuân Lục thân mến,
    Hình chụp tuyệt hảo. Nhờ tài nghệ của anh mà một nếp văn hóa độc đáo của dân tộc Mường đã được minh họa thật hấp dẫn để các thân hữu ở quê nội và nhất là quê ngoại thêm hãnh diện về tỉnh Daklak mà từ sau Hiệp Định Genève năm 1954 đã trở thành nơi tụ hội của nhiều sắc dân gốc gác thượng du Bắc Việt, duyên hải Trung Việt và đồng bằng Cửu Long để tất cả cùng chung sức với các anh chị em bản địa Cao Nguyên Trung Phần mà kiến tạo nên miền đất trù phú với thủ phủ là Buôn Ma Thuột. Nơi đây, biết bao nhiêu người -kể cả đại gia đình tôi- đã sống ở đó rồi thì già, trẻ, khỏe, yếu đều mong có cơ hội VỀ "tìm bóng những ngày đã qua".
    Thầy Liễn càng ở lâu trông càng tươi vui hơn ở quê ngoại!!! Anh nói với ổng thầy Chi nhắn coi chừng chánh phủ Hoa Kỳ thâu hồi hộ chiếu Mỹ của ổng (có khi ổng lại mong như vậy để cô Thủy phải mướn người rửa bát, hút bụi, dọn cỏ dại ngoài sân, v..v..). Thấy ổng được tiếp đãi nồng hậu mà tôi thêm sốt ruột muốn VỀ BMT ngay, một phần cũng vì qua các hình anh chụp sao mà có nhiều bông hoa lôi cuốn vậy!!!
    Hẹn sẽ tìm gặp anh và mấy bạn đã tổ chức buổi liên hoan này vào mùa Thu Năm Con Vện.
    BDChi. THBMT 63-74

    ReplyDelete
  2. Câu viết này "ăn tiền" nhất đó thầy Chi ơi:
    "... Thấy ổng được tiếp đãi nồng hậu mà tôi thêm sốt ruột muốn VỀ BMT ngay.."

    Trò Kh.

    ReplyDelete
  3. Quả thật là thầy Liễn bây giờ khác xưa nhiều quá: Lúc nào cũng thấy thầy cười thật tươi, thầy mập ra thêm, "quảy gánh giang hồ" đi khắp nơi chứng tỏ rằng đôi chân thầy thật giỏi và thầy khỏe lắm mới đi đây đi đó được thế.
    Lễ nghi đón khách quý từ phương xa của người Mường thật trang trọng và tiếng cồng chiêng vang vọng thấm đẫm hồn núi rừng, để rồi đọng lại trong lòng người một kỷ niệm khó quên!
    Người phụ nữ Mường thật... khỏe khi họ phải cầm trong tay chiếc cồng chiêng nặng như thế, xách lên xách xuống trong tư thế đứng chứ không phải ngồi! Thật thán phục!
    Kh. đố QLL chứ chiếc cồng khác cái chiêng như thế nào?

    Kh.

    ReplyDelete
  4. Cồng thì có cái núm tròn nhỏ nhô lên ở giữa, Chiêng thì không có. Đồng bào Mường dùng đùi bằng cây để đánh Cồng chiêng, ở đầu đùi người ta bọc bằng da thú rừng (con Hoãng...) , khi đánh tiếng ấm và vang rất xa.

    QL

    ReplyDelete
  5. Một bộ "chiêng" gồm 2 "dĩa". Khi "đánh" thì nhạc công -mỗi tay một dĩa- "dập" vào nhau. "Cồng" có núm để khi "dùi" đánh vào sẽ không bị lõm, nhất là khi hợp kim không đạt chuẩn. Nhiều vùng ở Phi Châu và Á Châu đều có "cồng". Đầu "dùi" thường thường được bọc (quấn) bằng loại dây/sợi/vảithô bền. "Chiêng" thì các dàn nhạc -nhất là dàn quân nhạc- rất nhiều nơi trên thế giới đều dùng. BDChi

    ReplyDelete