Bảo tàng Giao thông vận tải Thụy Sĩ là nơi trưng bày những hiện vật liên quan đến ngành giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không với diện tích trưng bày rộng đến 20.000m2, với hơn 3.000 hiện vật từ thời sơ khai nhất đến hiện đại của riêng Thụy Sĩ và cả thế giới.
(Tựa đề trích từ CencoVietNam)
Những chiếc xe điện là phương tiện di chuyển của
người dân trong thành phố.
Những khách bộ hành kiên nhẫn chờ tín hiệu giao thông
trên phần đường có vạch dành cho người đi bộ băng qua đường.
Verkehrshaus der Schweiz (BẢO TÀNG GIAO THÔNG VẬN TẢI)
Phía mặt trước của Bảo tàng.
Những chiếc đồng hồ thật chính xác được treo ở khắp mọi nơi,
Đi dạo trong thành phố ta không cần mang theo đồng hồ.
Chỗ nào cũng thấy bày bán Chocolate đủ mọi mẫu mã trông thật hấp dẫn.
Nhưng phải công nhận Chocolate Thụy Sỹ rất ngon.
Thuở sơ khai dùng ngựa để kéo xe.
Những đầu máy xe lửa thật cổ xưa, được dùng để kéo các toa xe
di chuyển trong những vùng đồng bằng.
Thụy Sỹ là Quốc gia có rất nhiều núi non nên hệ thống cáp treo
được phát minh tương đối sớm hơn các nước khác.
Hệ thống cáp treo hiện đại.
Đầu tiên người ta sử dụng cáp treo như thế này..
Ống nhòm của các thủy thủ.
Những chiếc xe lửa từ sơ khai đến hiện đại được tái tạo
bằng những mô hình đặt trong lồng kính.
Du khách có thể tận mắt quan sát các chuyến xe chuyển
đường ray như thế nào qua những mô hình xe lửa chạy bằng điện.
"Chuyến tàu hoàng hôn".
Ta có thể tận mắt xem từng chi tiết cấu tạo của đầu máy.
Đến khu bảo tàng hàng không.
Trong khuôn viên bảo tàng có cả sân chơi cho các trẻ em
Những chiếc xe thu nhỏ có động cơ chạy bằng điện giống như thật.
Các cháu tập lái xe lu.
Mắt thấy tay sờ...."chong chóng" máy bay.
Tàu ngầm...
Ở đây du khách có thể thử lái máy bay (như thật)
qua màn hình vi tính lập trình .
Các em nhỏ đang tập làm hoa tiêu hàng không trước màn hình cảm ứng.
Còn đây là một phần hệ thống đường hầm của tàu điện ngầm.
Thử cảm giác nhẩy dù, Phía dưới là mô hình 3D được lập trình,
Du khách có thể "lái dù" qua trái hoặc phải theo ý mình.
Du khách đang thử cảm giác như đang nhảy dù.
Máy bay cổ xưa.
Tham quan về lịch sử ngành hàng hải.
Thuở dùng buồm "bắt" gió làm sức kéo cho tàu.
Nếu "lười" đi bộ thì sử dụng xe kút kít đi cho nhanh nhưng
coi chừng té đó.
Khu bảo tàng lịch sử ngành điện ảnh.
Những bác thợ quay phim theo tiến trình như thế nào.
Trong khuôn viên có dịch vụ di chuyển miễn phí bằng xe ngựa.
Ngồi trên xe ngựa lại nhớ đến những bộ phim Cao bồi mỹ.
Về đến nhà đã thấy ông mặt trăng ở trên cao
sao ông lại giống y như Ông trăng ở Việt Nam thế nhỉ ?
Một ngày thật tuyệt vời.
"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
Xuân Lục thân mến,
ReplyDeleteQuả đúng là "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Tôi đã được ông anh rể người Pháp ở sát biên giới Thụy Sĩ lái xe dẫn đi tham quan cách đây 4 năm nhưng kể như chỉ ngó qua mà thôi. Nay nhờ có du ký kèm hình chuyên nghiệp + phụ đề của anh nên mới biết thêm về chuyện giao thông vận tải ở Thụy Sĩ. Xem và đọc phụ đề hình cuối "...thấy ông mặt trăng ở trên cao sao ông lại giống y như Ông trăng ở Việt Nam thế nhỉ?", tôi mong rồi đây lớp con cháu của thế hệ chúng tôi sẽ sáng suốt và can đảm hơn cha me ông bà để dám TỰ HỎI và HỎI tại sao Thụy Sĩ lại được như vậy trong khi VN và rất nhiều nước khác -đa số là Á Phi- vẫn còn "lẹt đẹt" tin tít đằng sau + sẽ phải và dám LÀM GÌ để góp mặt với các nước tiền tiến dân chủ và thượng tôn pháp luật. Cảm ơn CHS Xuân Lục. Bùi Dương Chi. Thầy giáo THBMT 1963-74.
Quả thật là một chuyến đi "hàm thụ" thú vị cho Kh. đó QLL à!
ReplyDeleteChụp hình rất tỉ mỉ, đa dạng và rất đẹp!
Khen thêm là QLL quan sát mọi sự việc, mọi ngõ ngách, mọi dụng cụ rất tường tận và ghi lại bằng hình ảnh rất cận ảnh, còn kèm theo lời giải thích gọn gàng, rành mạch nữa!
Đọc hai chữ "Bảo tàng" của người ta mà... cúi đầu thán phục! Còn hai chữ "Bảo tàng của VN" hiện nay thì có thể hình dung ra đó là một phòng trống toác cho con nít tha hồ chạy như ngoài sân... để rồi mình cũng "cúi đầu", nhưng là cái cúi đầu hổ thẹn!
Kh.
Em cảm ơn Thầy, cảm ơn Kim Hương,
ReplyDeleteHình thì rất nhiều nhưng trong khuôn khổ bài nên thu gọn lại, để dành cho các bài hồi ký sau.
Học trò cũ của Thầy.
Quách Lục