Tiếp nhận lời mời của vị CGS dạy Anh Văn, Thầy Bùi Dương Chi, để giúp thâu âm học trình dạy tiếng Việt tại Washington DC cho người bản xứ, “tam nương” chúng tôi, Hương Sủi Bọt (HSB), Dzung Đề Đốc,và O Rệu, người từ Florida, người từ Bắc và Nam Cali, chờ ngày “khăn gói quả mướp”, quảy backpack lên đường. Thầy cũng khéo léo chọn thời điểm nhằm vào Lễ Hội Hoa Anh Đào ở DC để cả nhóm vừa qua làm việc vừa có chương trình rong chơi, thưởng thức mùa hoa đào nở. Rất tiếc, vào giờ chót HSB không đi được vì bận chuyện gia đình…
O Rệu chọn chuyến bay ban đêm để khi đến nơi, sáng thứ năm, có thêm được chút thời giờ bay nhảy. Phải công nhận cuộc sống ở Mỹ sao quá nhanh và quá bận rộn, luôn luôn chạy theo cái đồng hồ. Vì thế, có dịp đi chơi là đi thôi…!
Đáp chuyến bay đêm, sáng là đến nơi sau sáu tiếng không hành. Vừa đến vòng quay nhận lại hành lý chưa đầy 15 phút đã nghe tiếng sang sảng của Thầy Chi, “Ối giời ơi, hay quá, đây rồi…” Thầy của chúng tôi mái tóc bạc phơ nhưng vẫn khỏe mạnh và rất là linh hoạt! Thầy đến đón chúng tôi đúng theo chương trình đã hoạch định trước.
Thầy lái xe đưa chị T, một người quen của Thầy, và tui về “tệ xá”. Được hân hạnh cho ngồi phía trước, vẫn không thấy mệt mặc dầu không ngủ được chút nào trên chuyến bay, tui mới có được cơ hội chiêm ngưỡng cảnh vật bên đường và đồng thời bí mật quan sát người cầm lái 😊. “Cụ già gần 80” vừa ào ào điều khiển bánh lái vừa giới thiệu những nơi chốn đi qua một cách linh động, không chê chỗ nào được…! 😊 Thầy nói đi nói lại nhiều lần, rất tự hào với hình ảnh “ông già và mái tóc bạc phơ” qua những mẩu chuyện của Thầy với nhân viên công lực trong vùng đã giúp Thầy được đậu xe vào những nơi cấm đậu, chẳng hạn, nhờ mái tóc, thật vui!
Về đến nơi, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tui là bức tường garage sơn mầu xanh lè lè của Thầy, hơi lạ nhưng chưa dám đặt câu hỏi với Thầy. Lại thấy bức tường đối diện vẽ con bò và vài cọng cỏ non,… hmm… có thế chứ, ít nhất cũng xem được chút hình ảnh sinh động trên bức tường bên kia thay vì một màu xanh lè bên này… Vẫn thắc mắc trong lòng nhưng mau quên!
Buổi chiều, hai thầy trò lại ra phi trường BWI đón Dzung Đề Đốc. Lần này tui lại được hân hạnh Thầy cho làm hoa tiêu. Thầy vừa lái xe vừa mải mê kể chuyện qua mỗi chặng đường, tui ngồi bên nhắc nhở, làm “back seat driver”… theo lời Thầy thì, nào là tuyến đường này sẽ đổi chiều cho nhiều lối hơn theo giờ giấc đi làm, ra vào thành phố, vì vậy cũng đỡ kẹt xe; nào là tên đường đặt theo thứ tự A, B, C, theo 1, 2, 3… vần, hoặc theo số từ thấp lên cao, theo vùng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, v.v… đường chéo thì dùng tên tiểu bang để đặt, rồi tiếp theo dùng tên thành phố lớn của Mỹ hay tên của các vị Tổng Thống Mỹ v.v… Vì thế nếu hiểu được hệ thống tên đường xá ở đây thì cũng khó mà bị lạc, hoặc nếu có lạc cũng dễ tìm được đường trở về… Xe qua những trường Đại Học lớn, đài truyền hình NBC đài số 4, trại quân đội Mỹ, nhà của Đại Sứ Nhật Bản đẹp nhất vì có nhiều hoa anh đào, tòa lãnh sự, đại sứ của các nước, v.v… Qua mỗi nơi, mỗi chặng đường Thầy đều kể sơ lược cho chúng tôi về những điểm đặc biệt của nơi ấy.
Vừa được làm việc với Thầy, các anh chị, và bạn mình, vừa được đi chơi, không gì thú bằng, mặc dầu chỉ trong năm ngày ngắn ngủi… Tình Thầy trò, bạn bè khắn khít qua những mẩu chuyện vui, nói cười rôm rả, đôi khi cũng tranh luận khá căng trong lúc làm việc, nhưng kết thúc cũng là những trận cười thoải mái… Mỗi chúng tôi sau khi từ giã Thầy để trở về cố quận chắc chắn đều mang theo mình những kỷ niệm thật dễ thương và đáng nhớ. Chắc Thầy tui cũng thở ra thoải mái sau khi đưa hết đám học trò phá phách, ồn ào lên máy bay…
O Rệu chọn chuyến bay ban đêm để khi đến nơi, sáng thứ năm, có thêm được chút thời giờ bay nhảy. Phải công nhận cuộc sống ở Mỹ sao quá nhanh và quá bận rộn, luôn luôn chạy theo cái đồng hồ. Vì thế, có dịp đi chơi là đi thôi…!
Đáp chuyến bay đêm, sáng là đến nơi sau sáu tiếng không hành. Vừa đến vòng quay nhận lại hành lý chưa đầy 15 phút đã nghe tiếng sang sảng của Thầy Chi, “Ối giời ơi, hay quá, đây rồi…” Thầy của chúng tôi mái tóc bạc phơ nhưng vẫn khỏe mạnh và rất là linh hoạt! Thầy đến đón chúng tôi đúng theo chương trình đã hoạch định trước.
Thầy lái xe đưa chị T, một người quen của Thầy, và tui về “tệ xá”. Được hân hạnh cho ngồi phía trước, vẫn không thấy mệt mặc dầu không ngủ được chút nào trên chuyến bay, tui mới có được cơ hội chiêm ngưỡng cảnh vật bên đường và đồng thời bí mật quan sát người cầm lái 😊. “Cụ già gần 80” vừa ào ào điều khiển bánh lái vừa giới thiệu những nơi chốn đi qua một cách linh động, không chê chỗ nào được…! 😊 Thầy nói đi nói lại nhiều lần, rất tự hào với hình ảnh “ông già và mái tóc bạc phơ” qua những mẩu chuyện của Thầy với nhân viên công lực trong vùng đã giúp Thầy được đậu xe vào những nơi cấm đậu, chẳng hạn, nhờ mái tóc, thật vui!
Về đến nơi, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tui là bức tường garage sơn mầu xanh lè lè của Thầy, hơi lạ nhưng chưa dám đặt câu hỏi với Thầy. Lại thấy bức tường đối diện vẽ con bò và vài cọng cỏ non,… hmm… có thế chứ, ít nhất cũng xem được chút hình ảnh sinh động trên bức tường bên kia thay vì một màu xanh lè bên này… Vẫn thắc mắc trong lòng nhưng mau quên!
Vào nhà, gặp và chào cô Diana, vợ chồng anh chị Huân-Túc Trí đến từ Houstontrước đó, cũng cùng giúp Thầy thâu âm cho giọng người miền Nam.
Buổi chiều, hai thầy trò lại ra phi trường BWI đón Dzung Đề Đốc. Lần này tui lại được hân hạnh Thầy cho làm hoa tiêu. Thầy vừa lái xe vừa mải mê kể chuyện qua mỗi chặng đường, tui ngồi bên nhắc nhở, làm “back seat driver”… theo lời Thầy thì, nào là tuyến đường này sẽ đổi chiều cho nhiều lối hơn theo giờ giấc đi làm, ra vào thành phố, vì vậy cũng đỡ kẹt xe; nào là tên đường đặt theo thứ tự A, B, C, theo 1, 2, 3… vần, hoặc theo số từ thấp lên cao, theo vùng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, v.v… đường chéo thì dùng tên tiểu bang để đặt, rồi tiếp theo dùng tên thành phố lớn của Mỹ hay tên của các vị Tổng Thống Mỹ v.v… Vì thế nếu hiểu được hệ thống tên đường xá ở đây thì cũng khó mà bị lạc, hoặc nếu có lạc cũng dễ tìm được đường trở về… Xe qua những trường Đại Học lớn, đài truyền hình NBC đài số 4, trại quân đội Mỹ, nhà của Đại Sứ Nhật Bản đẹp nhất vì có nhiều hoa anh đào, tòa lãnh sự, đại sứ của các nước, v.v… Qua mỗi nơi, mỗi chặng đường Thầy đều kể sơ lược cho chúng tôi về những điểm đặc biệt của nơi ấy.
Thật là thích thú! Chuyến đi này học hỏi được khá nhiều về DC qua sự hướng dẫn của Thầy… Thầy còn hứa sẽ dắt đi chụp hình liễu đào của Mỹ (weeping willow) nữa chứ, quá đã, quá đã!
Sáng hôm sau, có lẽ cũng đoán được thắc mắc của tui, nên câu chuyện về bức tường xanh và con bò đi trên… vài cọng cỏ non đã được Thầy giải đáp thỏa đáng.
Ha ha ha!!!
Sau đó, Thầy sơ qua chương trình làm việc với Thầy cho ba nhóm Bắc, Trung và Nam. Thầy chú trọng nhiều hơn cho phần thâu âm giọng Nam vì có hai anh chị Huân-Túc Trí giúp, thiếu HSB, nhưng được Thầy chấm vừa điểm đậu, tui thế vào chỗ giúp thâu giọng miền Nam. Nhóm nào không phải làm việc với Thầy vào ngày giờ đó thì được tự do đi chơi, lòng vòng thám du gần nhà hay những vùng lân cận.
Riêng giọng miền Trung thì chỉ có một mình tui nên cũng đơn giản, chỉ thâu trước những phần Thầy cho là cần thiết. Vì thế, tui đã xin với Thầy làm việc sớm, bắt đầu 6 giờ sáng, xong khoảng 10 giờ, để sau đó nguyên ngày mình còn được lang thang và chụp hình …
Nhóm giọng miền Bắc thì đã đầy đủ, có Thầy, chị T, và Dzung Đề Đốc nên chương trình đã được hoàn tất một cách tốt đẹp.
Vừa được làm việc với Thầy, các anh chị, và bạn mình, vừa được đi chơi, không gì thú bằng, mặc dầu chỉ trong năm ngày ngắn ngủi… Tình Thầy trò, bạn bè khắn khít qua những mẩu chuyện vui, nói cười rôm rả, đôi khi cũng tranh luận khá căng trong lúc làm việc, nhưng kết thúc cũng là những trận cười thoải mái… Mỗi chúng tôi sau khi từ giã Thầy để trở về cố quận chắc chắn đều mang theo mình những kỷ niệm thật dễ thương và đáng nhớ. Chắc Thầy tui cũng thở ra thoải mái sau khi đưa hết đám học trò phá phách, ồn ào lên máy bay…
Gởi kèm sau đây một vài hình ảnh sinh hoạt trong 5 ngày du ký DC thay cho lời tường trình vì văn tui viết nếu được chấm điểm chỉ đáng 2/20 mà thôi!
Sau giờ làm việc mỗi ngày, cả nhóm được Thầy hướng dẫn đi thăm vài di tích lịch sử trong vùng hoặc trong những vùng lân cận. Thầy thật chịu khó, vừa lo chuyên chở đám học trò, vừa nhắc nhở từng li từng tí, vừa giải thích, còn hơn là một hướng dẫn viên du lịch thật sự. Thầy chêm vào những câu chuyện tiếu lâm làm cả nhóm không sao nhịn cười cho được. Những nơi đi qua như nhà thờ Quốc Gia (Washington National Cathedral), thành phố cổ và bến sông Alexandria (old town and waterfront Alexandria), Torpedo Factory, Lincoln Memorial, White House, United Stated Capitol, Vietnam Veterans Memorial, còn rất nhiều bảo tàng viện… không có đủ giờ nên không đi xem hết được chuyến này… Chiều về, Thầy cho ăn chiều ở Whole Food Store, là chợ thực phẩm nhưng có quầy bán nhiều món ăn mà Thầy rất thích… Rất tiện lợi!
Washington National Cathedral (nhà thờ Quốc Gia Washington)
Thầy cho biết, ngoài thánh lễ riêng của nhà thờ, các vị Giám Mục thuộc nhà thờ này (episcopal church) cũng đã mở cửa cho phép các tôn giáo khác tổ chức lễ của họ như Phật giáo Tây Tạng, tổ chức làm đàn tràng…
Topedo Factory
Thầy bảo: bây giờ mới hiểu tại sao nó không có cái…chồng |
Old Town and Water Front Alexandria
Theo Thầy, mấy trò chúng tôi sửa soạn leo lên Metro xuống phố sáng nay… |
Trở về tuổi học…đại … |
Năm 1912, người Nhật gởi tặng 3020 cây hoa anh đào cho nước Mỹ đánh dấu tình hữu nghị giữa hai nước. Đệ nhất phu nhân Taft và phu nhân của Lãnh Sự Nhật thời đó là Viscountess Chinda đã trồng hai cây đầu tiên tại bờ phía bắc của Tidal Basin. Cho đến bây giờ, phỏng chừng cũng đã có trên 3750 cây hoa anh đào quanh Tidal Basin.
Thật may mắn cho chúng tôi đến được DC trong mùa lễ hội cũng đúng lúc hoa nở gần như hoàn toàn. Trước đó cứ lo trời mưa và lạnh hoa nở không nổi hay bị gió lạnh thổi rụng hết, nhưng ông Trời không nở phụ lòng người ở xa, đã giúp chúng tôi được mãn nguyện
Washington Monument - Tháp bút chì Washington DC
White House
Thomas Jefferson Memorial
Capitol Hill
Vietnam War Memorial
Tidal Basin và Hoa anh đào
Russel Senate Office Building
John F. Kennedy Center for the Performing Arts
Hall of Nations
Hall of States
Hình ảnh thì còn quá nhiều mà tui thì hết chữ rồi nên xin tạm ngừng nơi đây vậy nhé. Một chuyến đi đầy kỷ niệm với Thầy và bạn! Còn quá nhiều nơi để xem ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Hy vọng một ngày gần đây sẽ quay trở lại, trước là thăm Thầy (hay phá Thầy và không gian yên tĩnh của Thầy Cô đây, không biết!), sau nữa là “rong chơi cuối trời quên lãng”
Trương Minh Trung
CHS TMTrung thân mến,
ReplyDeleteTôi rất mừng được chào đón các CHS có thì giờ rảnh đến thăm tôi vì nhờ vậy mà tôi được sống lại nhiều tháng năm với biết bao kỷ niệm mát ruột cũng như với không ít các tình huống đau bụng mà đến nay may quá đã biến thể thành Giai Thoại Tiếu Lâm Bụi Mù Trời của "Áo Len Ni Lông = Alain Delon" mà một cô giáo đã thân tặng tôi.
Tôi rất tiếc dù tôi đã nhờ CHS Dzung Trần đăng lên mạng liên lạc của nhóm thbmt74 thư ngỏ tôi mời các CHS đến ở nhà chúng tôi để xem Lễ Hội Anh Đào 2018 và tiện thể giúp thu Học Trình Tiếng Việt cho Người Nước Ngoài nhưng chắc vì hoàn cảnh công việc và gia đình hay sức khỏe nên chưa/không đến được.
Cảm ơn TMTrung đã thực hiện bài du ký kèm hình với những lời tường thuật lôi cuốn và những hình ảnh rất độc đáo để quý thầy cô và các bạn cùng lớp cùng trường có thể ngồi nhà thưởng lãm nhiều cảnh quan ở Washington DC. Tuy các nơi TMT chụp hình tôi đều đã xem vài ba lần rồi nhưng TMT với tài bấm máy và với tâm hồn thoảng mùi hương Thiền nên tôi thấy hoa Anh Đào lần này khang khác các năm trước.
Riêng hình thứ hai (Huân, TMT, tôi và Laptop), đối với tôi, còn là hình ảnh rất hiếm có vào thời điểm này vì thầy trò đều đã cao và khá cao tuổi trời cho mà lại còn dịp ngồi lại với nhau cùng làm việc không vụ lợi.
Sau chót, tôi xin mạn phép thân nhân anh Võ Đình Mai, họa sĩ và văn sĩ, trích 2 câu anh dịch bài "Nhất Tuyến = Một Nét" của Thiền Sư Chân Nguyên (1646-1720, sinh quán Hải Dương, Đại Việt) để khen tặng bài du ký của trò Trương Minh Trung: "Vị quân thống nhất tuyến, Nhật xuất lĩnh Đông hồng = Vì bạn xổ một nét, Đầu núi ánh dương hồng".
BDChi, thầy giáo THBMT 1963-74.
Một bài viết thật hấp dẫn, phong phú và quyến rũ Minh Trung ơi!
ReplyDeleteHình đẹp lắm! Chẳng ngờ chỉ có ngần ấy thời gian mà thầy Chi đã dẫn các bạn đi chơi được nhiều chỗ như vậy!
Thầy Chi mình trông phong độ, tóc bạc phất phơ như "Tiên Ông" vậy.
Hình O Rệu chụp chung với Dzung cũng tròn trịa và màu mè hoa lá cành lắm đấy!
Trò Kh.