Mời Thầy Cô và các bạn xem một vài hình ảnh và tạp ghi góp nhặt trong vài ngày Dung ghé đến Hồng Kông vào trung tuần tháng 10.
*
Lý Tiểu Long
Trong phi trường Hồng Kông, có một đoạn đường ngắn hai bên trưng bày rất nhiều hình ảnh của Lý Tiểu Long trong những thế võ khác nhau. Tuy người tài tử này đã qua đời hơn 40 năm trước, nhưng Hồng Kông vẫn dành cho Lý Tiểu Long một chỗ đứng rất đặc biệt ở nhiều nơi trong thành phố như những hình ảnh dưới đây.
*
Đại Tượng Phật Thiên Tân
Nhắc đến Hồng Kông, không thể nào không nói đến Đại Tượng Phật Thiên Tân (Tian Tan Buddha hay Big Buddha). Cao 34m và nặng 250 tấn, Đại Tượng Phật Thiên Tân được thực hiện vào năm 1993 tọa lạc trên đảo Lantau, bên cạnh tu viên Po Lin.
Cách đến viếng Đại Tượng Phật Thiên Tân nhanh nhất là đi bằng cáp treo Ngong Pin 360 nối từ Tung Chung đến Ngong Pin Village. Đoạn đường cáp treo này đi mất khoảng 25 phút cho 5.8km. Trong những ngày trời tốt, du khách sẽ có dịp nhìn phi trường Hồng Kông từ trên không, chiêm ngưỡng vẻ bao la của đảo Lantau và biển Hải Nam trước khi đến gần nơi Đại Tượng Phật Thiên Tân tọa lạc.
Rất tiếc hôm Dung đến nơi này, trời mưa và sương mù lúc thưa, lúc dầy đặc nên hình nào cũng mờ mờ ảo ảo!
Cách đến viếng Đại Tượng Phật Thiên Tân nhanh nhất là đi bằng cáp treo Ngong Pin 360 nối từ Tung Chung đến Ngong Pin Village. Đoạn đường cáp treo này đi mất khoảng 25 phút cho 5.8km. Trong những ngày trời tốt, du khách sẽ có dịp nhìn phi trường Hồng Kông từ trên không, chiêm ngưỡng vẻ bao la của đảo Lantau và biển Hải Nam trước khi đến gần nơi Đại Tượng Phật Thiên Tân tọa lạc.
Rất tiếc hôm Dung đến nơi này, trời mưa và sương mù lúc thưa, lúc dầy đặc nên hình nào cũng mờ mờ ảo ảo!
Cáp treo Ngong Pin 360 |
Biển Hải Nam vào một ngày mưa với sương mù giăng đầy |
Phi trường Hồng Kông nhìn từ cáp treo |
Ở Ngong Pin Village, du khách có thể mua những kỷ vật mang về làm kỷ niệm hoặc ăn trưa nếu cần. Đường đi vào tu viện Pao Lin và Đại Tượng Phật Thiên Tân lót bằng đá đẹp và thoáng mát.
Một tiệm bán trà với kiến trúc cổ kính ở Ngong Pin Village |
Lối vào tu viện Pao Lin và Đại Tượng Phật Thiên Tân |
Cổng vào tu viện Pao Lin |
Tu viện Pao Lin |
Muốn đến sát Đại Tượng Phật Thiên Tân, du khách sẽ phải leo lên 268 bậc. Đối với giới trẻ thì số bậc thềm này không thấm thía gì cả nhưng những người lớn tuổi phải đi từng chặng rồi nghỉ vài giây để lấy lại sức trước khi leo tiếp.
***
Vịnh Victoria
Thắng cảnh kế tiếp của Hồng Kông là hải cảng Victoria (Victoria Harbor) nằm giữa đảo Hồng Kông và đất liền. Du khách có thể lấy Star Ferry hay thuyền buồm đỏ (Junk boat) đi vòng quanh hải cảng để ngắm cảnh nên thơ ở hai bên bờ sông.
Star Ferry là chiếc thuyền bên phải. Thuyền bên trái là phà chở hành khách qua lại giữa hai bờ sông |
Thuyền buồm đỏ chở du khách thăm hải cảng Victoria là một trong những hình ảnh đặc biệt của Hồng Kông |
Một góc với hình ảnh cao ốc ở Hồng Kông |
Đảo Hồng Kông nhìn từ Tsim Tsa Tsui |
Hải cảng Victoria nhìn từ đảo Hồng Kông |
Hải cảng Victoria đẹp nhất có lẽ nhìn từ The Peak, nhất là vào lúc hoàng hôn và lúc phố xá lên đèn. |
*
Trường đua ngựa Happy Valley Racecourse
Trường đua ngựa Happy Valley Racecoure là một trong những nơi mà phần lớn những bài viết về du lịch Hồng Kông khuyên nên đến xem cho biết. Hồng Kông có hai trường đua ngựa, Happy Valley Racecourse tọa lạc trên đảo Hồng Kông và mở vào buổi tối thứ tư hàng tuần. Bia được quảng cáo mạnh mẽ ở nơi này kèm theo nhạc sống giữa những trận đua nên lôi kéo được giới trẻ, những người ngoại quốc đến làm việc ở Hồng Kông hoặc du khách đến tìm một phút giải trí trong tuần. Còn trường đua Sha Tin thì nằm trong đất liền và đua vào chủ nhật. Khách đến trường đua Sha Tin đại đa số là người lớn tuổi và là dân cá độ thứ thiệt. Vé vào cửa cả hai nơi đều rất rẻ.
Dung chưa bao giờ xem tận mắt một trận đua ngựa nên cũng tò mò đến xem. Buổi tối hôm đó có 8 cuộc đua, mỗi cuộc đua có khoảng từ 8 đến 12 con ngựa đua. Mỗi cuộc đua rất ngắn, chỉ trên dưới 1 phút nhưng việc chuẩn bị chung quanh trận đua kéo dài cả nửa tiếng, chẳng hạn như cho người đánh cá thời gian cá độ, dẫn ngựa đua ra trình diện để người đánh cá kiểm chứng lại xem mình cá đúng ngựa không, v.v... Buổi tối hôm đó, nội tiền đánh cá cho 8 trận đua có lẽ cũng lên đến 15-20 triệu đô la và như vậy cho nguyên năm có thể lên đến 1 tỷ đô la. Thảo nào ở Hồng Kông khi đi mua hàng, khách không phải trả thuế.
Một trận đua ngựa (Hình chụp lúc trời tối, không có flash nên không được tốt lắm) |
*
Công viên Hồng Kông là một ngôi vườn được thiết kế theo kiểu mới. Công viên này rộng 8 mẫu, được thực hiện vào năm 1991 với chi phí khoảng 60 triệu đô la. Dung đến đây chỉ định để xem cảnh trí, hoa, cây xanh như đa số các công viên khác và xem một bảo tàng viện nhỏ về ấm trà. Không ngờ đến nơi mới thấy rất đông những tay nhiếp ảnh nhà nghề đứng rình chụp bướm và chuồn chuồn. Thấy vậy mình cũng nhập bọn với họ một lúc. Sau đó tò mò đi qua chỗ nuôi chim, Edward Youde Aviary, rộng hơn 3000m2. Nơi này có khá nhiều loại chim lạ. Thế là lại đi theo đuôi mấy con chim này bấm mỏi cả tay. Chỉ tiếc là vì đi du lịch, mang ống kính ngắn nên không chụp được theo ý muốn. Tiếc ơi là tiếc!
Thành phố nhìn từ công viên Hồng Kông |
Cánh chuồn chuồn |
***
Vườn Nam Liên (Nan Lian Garden) và Tu viện Chí Liên (Chi Nin Nunnery)
Vườn Nam Liên và Tu viện Chí Liên thuộc vùng Diamond Hills. Ngược với công viên Hồng Kông, vườn Nam Liên được thực hiện theo cách thiết kể cổ truyền của đời Đường với nhà thủy tạ mái cong, hồ sen, v.v... Sau khi tham quan vườn Nam Liên xong, du khách có thể qua bên đường đối diện để thăm viếng tu viện Chí Liên. Tu viện này dành riêng cho các vị nữ tu. Trong khuôn viên của chùa có 4 hồ hoa súng lớn với nhiều loại hoa khác nhau. Lại giơ máy lên bấm!
Vườn Nam Liên |
Tu viện Chí Liên |
Hồ hoa súng |
Được mấy cô bé chỉ cách chụp selfie có thể lấy cảnh xa hơn ở phía sau! |
Tội nghiệp Dung. Soạn hình rồi còn phải chú thích hình. Khá mất thì giờ. Lần sau Oanh không dám ác như vậy nữa đâu��
ReplyDeleteNhưng xem hình thú vị hơn!
Không như Cái Oanh, lười chú thích lắm!
Đi như vậy mới đủ để nhìn kha khá mỗi thành phố. Đi có ít ngày mà được thấy và có bao nhiêu đó hình là giỏi đó!
Hình đẹp quá Dung ơi. Merci Dung��
Xeo phi làm sao mà ra hình đựoc như vậy? Hay quá Dung👏
ReplyDeleteDung ơi,
ReplyDeleteBài du ký của Dung thật đặc sắc. Dẫn giải và chú thích theo hình ảnh chụp ở những góc cạnh thích hợp nhất để tạo cho người đọc một cảm giác như đang được tháp tùng …
Nếu Dung không quên mang theo ống kính lớn thì hình ảnh còn tuyệt đến thế nào nữa kia. Một kinh nghiệm Hồng học thêm từ Dung là nhất thiết phải … dè sẻn chi tiêu để tậu cho mình một máy ảnh kha khá hơn, chứ đợt đi Myanmar vừa qua, hình chụp thì nhiều, phong cảnh cũng phong phú nhưng phẩm chất hình không đạt. Điều này khiến Hồng áy náy lắm đó.
Hồng vừa xem một bộ phim nói về Lý Tiểu Long, nhân vật mà thời bọn mình còn ngồi ghế nhà trường đã nổi tiếng, song bây giờ mới hiểu thêm ít nhiều và tài năng và cuộc đời của diễn viên huyền thoại này. Người Hong Kong vẫn còn ngưỡng mộ và dành cho Lý Tiểu Long một chỗ đứng cao quý trên danh đảo này, đó là muốn duy trì nét văn hóa “Lý Tiểu Long” của họ. Hồng vẫn thích võ thuật chân phương, điêu luyện qua tập luyện chứ không thích thể hiện võ thuật bằng kỹ xảo vi tính như hiện nay.
Hong Kong thật đẹp khi chụp từ trên cao. Đồi núi vẫn xanh chứng tỏ ý thức bảo tồn thiên nhiên và sinh thái của cư dân và chính phủ ở đây rất tốt, trong khi họ vẫn phát triển kỹ nghệ và dịch vụ cao. Hai thái cực vẫn cộng sinh cùng nhau.
Hồng vẫn thích cảnh chùa và chiêm bái tượng Phật, đặc biệt là những tượng Phật có nét đặc thù và có độ dầy lịch sử.
Các sinh vật bé nhỏ vẫn tồn tại do con người thân thiện, vẫn ưu ái dành cho chúng môi trường sống tối thiểu. Hồng thích ngắm chuồn chuồn đủ màu lắm, cùng chim chóc bay nhảy vô tư. Chắc ở đây việc sử dụng thuốc diệt côn trùng và kích thích hoa màu bị kiểm soát gắt gao nên chú chuồn chuồn mới có vẻ an cư tự tại như vậy!
Hồng không có máu đỏ đen nhưng vẫn luôn muốn thử thời vận. Không mong giầu có nhưng nếu thần tài đua ngựa hay xổ số giải triệu phú mỉm cười thì Hồng sẽ san sẻ cho những người cơ nhỡ hơn mình. Mong vậy!
Hồng hy vọng một ngày nào đó sẽ ghé Hong Kong để chiêm ngưỡng sự thịnh vượng được xây dựng từ hàng trăm năm mà không phải hy sinh hay đánh đổi nét văn hóa đẳng cấp, vẫn cố duy trì được tinh thần tự do và xã hội dân chủ mà người anh em lục đia của họ vốn không đuổi kịp, nhưng lại mau mắn muốn tước đoạt di sản kỳ tích này.
Hồng A
Hoan hô Cái Oanh mè nheo để Dzung cho cả nhóm xem hình thật lạ, thật đẹp.
ReplyDeleteKh. thích nhiều tấm quá, làm sao chấm nào nhất đây...nhưng sẽ mượn tấm "Cánh chuồn chuồn" và "Chim non" cất riêng!
Kh.
CHS TtDzung thân mến,
ReplyDeleteKhông ngờ trong nhóm thbmt74 lại xuất hiện thêm một thành viên chụp hình bốn phương xuất sắc nữa. Cô Diana và tôi đã ghé thăm Hồng Kông trên đường đi Trung Quốc nhưng chúng tôi chỉ được dẫn đi Star Ferry, ngắm Victoria Harbour vào ban đêm và khu vườn của nhà doanh nghiệp bào chế Dầu Cù Là có nhãn Con Cọp (Mac Pshu?). Tiếc quá! Chúng tôi không được dẫn đi xem tận mắt bao cảnh đẹp khác. Chả biết bao giờ lại có dịp ghé Hồng Kông nên được xem các hình mà CHS Dzung chụp không khác gì những Bưu Thiếp giới thiệu vẻ đẹp bốn phương thì tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi thích nhất hình chụp "Thuyền Buồm Đỏ" vì những cánh buồm trên biển luôn luôn làm tôi nổi máu giang hồ và không thể không nhớ đến mấy câu "Rồi một hoàng hôn, rồi một hoàng hôn ta sẽ hồi hương. Trở về quê xưa thắm bao tình thương. Bao con buồm xưa tới đón cố nhân..." [Xin nhạc sĩ tha lỗi không nhớ tên nhạc sĩ và bài ca].
Tôi cũng rất thích hình con chuồn chuồn đậu trên bông hoa.
BDChi. THBMT63-74.
Kính thưa thầy Chi,
ReplyDeleteXin thầy thứ lỗi cho tội “nói leo” của em. Lời bài hát thầy trích dẫn có tên là Khúc Nhạc Ly Hương của nhạc sỹ Lâm Tuyền, tác giả mà lời ca của ông nếu không cuồn cuộn máu giang hồ (Tiếng Thời Gian, Hình Ảnh Một Buổi Chiều, Khúc Nhạc Ly Hương) thì cũng lai láng tình nghệ sỹ (Tơ Sầu, Trở Về Dĩ Vãng). Một bản nhạc nữa, Nhớ Người Viễn Xứ, cuồn cuộn “bão táp giang hồ” của hai cây đại thụ “tang bồng hồ thỉ nam nhi trái” của miền Nam VN: Nguyễn Văn Đông và Lâm Tuyền đồng sáng tác. Tuyệt!
Nợ tang bồng phải cố trả cho kỳ hết trước khi mỏi gối chồn chân, ngồi một chỗ rồi thở dài. Phải lên đường thôi thầy ạ!
Học trò Phùng Ngọc Cửu