Saturday, November 10, 2012

Thiên đường đá Cù Lao Câu

Chuyến đi bụi đúng nghĩa đến Cù lao CÂU vào hai ngày hai đêm giữa tháng 9 vừa rồi đã để lại trong tôi những ấn tượng không thể nào quên. Chuyến xe đêm chạy suốt 7 tiếng để chúng tôi đến Tuy Phong lúc 6h. Ăn sáng xong, cả đoàn mang hành lý đi bộ gần 500m để đến bến tàu.


Cù lao Câu, cái tên mộc mạc và nên thơ như đất và tâm hồn con người nơi đây. Đó là một dải đất nhỏ bé, diện tích có lẽ chỉ hơn 1km2, nằm cách bờ biển làng chài Tuy Phong của Bình Thuận chừng 9km. Đứng ven bờ có thể nhìn thấy nguyên chiều dài của nó lấp ló trên mặt biển, nổi trội là hình thù đầu một con cá voi đang ngóc cổ lên cao như để chào đón du khách ghé thăm. 


Quanh bờ rất nhiều tàu đánh cá neo đậu, có lẽ chúng đang được nghỉ ngơi sau những chuyến đi xa. Chưa có dịch vụ tàu cao tốc nên chúng tôi phải ra cù lao bằng tàu đánh cá. Cũng không có cầu cảng nên phương tiện duy nhất để trung chuyển ra tàu là thuyền thúng, từng đợt năm người chúng tôi bước vào thuyền thúng để lên tàu. Lần đầu tiên đi thuyền thúng, tôi thấy một cảm giác lạ lẫm, thật khó giữ thăng bằng, chúng tôi phải ngồi sao cho cân để tránh lật thuyền, chờ đợt sóng vào đẩy thuyền rời khỏi bờ cát, để hai tay chèo lái thuyền ra xa. Xui xẻo cho tôi, đi chuyến sau cùng, sóng lớn đánh thẳng vào thuyền làm cả lũ bốn đứa ướt mem! Ra đến mạn thuyền, trèo lên cũng khó, hai chân phải đặt chân lên hai "bậc thang" bằng lốp xe và đưa hai tay để được kéo lên tàu!!! Ôi chao là phức tạp, nhưng cảm giác cũng thú vị làm sao!



 
Lên tàu mọi người được chỉ dẫn nên ngồi góc nào cho đỡ say sóng. Mặc kệ lời khuyên, tôi leo hết chỗ này đến chỗ khác trên boong để chụp hình và ngắm phong cảnh cho đã mắt.

Đang say sưa ngắm biển trời, hít sâu bầu không khí trong lành vào buồng phổi, tôi chợt thấy một vật lạ, dài dài như mũi tên lao nhanh song song với mặt nước, ngang thân tàu vút ra xa... rồi lặn mất hút dưới biển sâu. Tôi chưa kịp hiểu gì, thì lại một vật như thế nữa dựng đứng thẳng góc với mặt biển, lê gần mạn tàu dần tuốt ra xa, rồi lại mất tăm dưới làn nước. Ô!...ô, cái gì kìa? Tôi thích thú, kêu mọi người cùng xem, từng con... từng con... lần lượt biểu diễn tài nghệ như những diễn viên xiếc thực thụ; thì ra đó là những chú cá chuồn, dường như chúng cũng vui mừng với sự hiện diện của những kẻ nhàn du, có lẽ chúng cũng phân biệt được lũ chúng tôi không phải là ngư dân thường ngày nên đãi mọi người một chầu... xiếc cá?
 

Chúng tôi cùng lắc lư với con tàu gần 40' mới ra đến nơi. Hai cô bé trong đoàn bị ói vì say sóng, tôi... không sao. Tàu tiến gần bờ, cảnh vật rõ dần..., chẳng thấy dân cư đâu, chỉ thấy trơ trọi hai quán lá đơn sơ trống thiên, trống địa! 




Ông chủ quán tươi cười ra đón. Chúng tôi lại lục tục xuống thuyền thúng để vào bờ; nước chỉ ngập đến đùi nên vài bạn trẻ khỏi cần ai đỡ nhảy tõm luôn xuống làn nước biển sạch và trong veo đến tận đáy. Bước vào quán, vài người có lẽ là ngư dân đang uống cafe, tòong teng vài cái võng không người nằm. Cả đoàn bắt đầu tứ tán theo ý riêng, một số nóng lòng lên đường khám phá đảo; nhóm thay đồ đi bơi vì thấy biển trong xanh quá hấp dẫn; nhóm mua mực, cá ra nướng  nhậu... Tôi cũng khuân một rổ ghẹ chừng 2kg nhờ chủ quán hấp giùm góp vui với mọi người. No say rồi, tôi mới kịp nhìn quanh quất tìm xem nơi nào để ngủ đêm nay? Chẳng thấy gì ngoài hai buồng bé xíu, tồi tàn đến thảm hại của chủ quán. Nền nhà toàn là cát, y như ngoài sân. Ủa, chỗ ngủ thì sao ta? Tôi chợt hiểu khi thấy cậu hướng dẫn viên ôm một chồng những chiếc võng mới tinh. Từng chiếc, từng chiếc được mắc vào bất cứ chiếc cột bằng tre nào có thể mắc được. Trời dần trưa..., tôi cũng chọn cho mình một cái để ngả lưng, cố dỗ giấc ngủ để trốn cái nóng hầm hập đang hắt xuống từ mái tôn. Không một chút gió, mới hơn 11h sáng mà đã nóng như rang, láng giềng với Phan Rang mà lỵ! Thiếp đi hồi nào chẳng biết, tôi tỉnh dậy đã gần 4h chiều khi nghe mọi người rủ đi tham quan đảo.


Chúng tôi đi về hướng Tây. Chao ơi! Buổi chiều trên Cù lao Câu mới thú vị làm sao! Một thiên đường đá! Biết bao nhiêu tảng đá lớn, nhỏ trắng phau đủ mọi hình khối xếp chồng chất nổi bật trên nền trời xanh ngăn ngắt và chúng soi mình dưới nước biển trong veo tận đáy thật nên thơ! Bao nhiêu máy ảnh được lôi ra... tác nghiệp lia lịa, góc nào cũng đẹp....dàn Trời mây!  










Bãi đá trải dài gần 1km, thật hấp dẫn nhưng chúng tôi không đủ thời gian để có thể khám phá đến cùng, sợ tối xuống nhanh, đành đi theo con đường trải xi măng dẫn đến 1 doanh trại bộ đội ở phía Đông của đảo để về quán cho gần. Phân nửa diện tích của đảo về hướng Đông này lại toàn là cây cỏ, bụi rậm, nơi sinh sống của nhiều loài rắn độc mà chúng tôi cũng được dặn dò là không nên tới gần. Tuy ven đường có gắn bảng "Cấm vào ", nhưng tôi vn cứ vào, lấy lý do hỏi thăm đường đi về quán. Một anh lính trẻ tên Hà vui vẻ chỉ cho tôi đường tắt xuyên qua doanh trại để về.
 
Về đến quán, bữa ăn chiều đã chuẩn bị xong trên dãy bàn dài sát bờ biển. Hải sản chỉ gồm cá và mực nhưng được gia đình chủ quán chế biến khá ngon miệng, nhất là mực nơi đây dù được xào hay hấp đều cực kỳ thơm, ngọt và dòn.
 

Bữa tối xong, tôi ngồi lại chuyện trò với chủ quán. Người chủ của một trong hai quán ở đây là ông Trần Hữu, 68 tuổi - một ngư dân nhiều đời ở xã Phước Thể, rất tâm huyết với đảo. Tuổi gần 70 nhưng trông ông rắn rỏi, nhanh nhẹn và luôn lạc quan, vui tính. Ông sáng tác rất nhiều bài thơ về đảo thật hay, dù chỉ học hết lớp năm. Tôi đề nghị ông chép cho tôi vài bài để làm kỷ niệm, ông hứa sẽ in và tặng tôi cả tập thơ. Ông bảo đã sinh sống ở đây từ năm 18 tuổi. 50 năm gắn bó với nơi này, bao gian khó nhưng ông với nó như duyên và nợ, không thể rời nhau, dù có những lời mời vợ chồng ông về Vũng Tàu làm quản lý một quán ăn với mức lương khá hơn nhưng ông không màng. Mỗi năm vợ chồng ông chỉ trụ được ở đây 6, 7 tháng, đến tháng 10 mùa gió, nước nổi, phải dỡ quán cất trên gò đất cao trên kia để tránh bị trôi ra biển. Chờ đến mùa nước lặng, quán lại được dựng lên để phục vụ ngư dân qua lại uống miếng nước, ăn chút quà vặt. Gần đây, có khách du lịch nên quán còn thêm chức năng phục vụ các nhu cầu của khách như nằm võng, ẩm thực hải sản, tắm nước ngọt. Ông dùng chiếc tàu đánh cá năm xưa để chuyên chở nước ngọt và lương thực từ đất liền ra đảo mỗi ngày, ông bảo cũng đủ sống. Các con ông, một số mở của hàng buôn bán trong đất liền, còn hai đứa phụ với cha mẹ trên đảo. Tôi nghĩ vừa thương, va khâm phục những con người đầy nhiệt huyết như ông, dường như với họ, không một trở lực nào có thể quật ngã?
 


Buổi tối, chúng tôi có buổi sinh hoạt lửa trại; già trẻ, gái trai bày trò nô giỡn thật vui, cười bò lăn trên cát... Đang chơi vui, trời bỗng mưa, đành phải đi nghỉ sớm, mọi người trở về võng của mình. Quán không đủ chứa hết đoàn 30 người, chúng tôi phải mắc võng cả ngoài hành lang. Mái lá lưa thưa chỉ để che nắng nên những giọt mưa thoải mái đáp trên mặt mũi, chúng tôi lại phải lồm cồm dậy, tháo võng dời vào trong quán. Đang nằm đong đưa, lim dim tìm giấc ngủ, bỗng "bịch"! Dây võng tuột! Tôi thấy mình đang nằm trên cát! Lại lui cui ngồi dậy, cột lại võng. Thỉnh thoảng, cũng có người bị rớt "bịch" trên cát như tôi.
 
Sáng sm, chúng tôi cùng nhau vy vùng dưi làn nưc trong xanh và m áp bù cho ngày hôm trưc mãi ăn nhu nên không kp tm. Đang lo ngi vì không đ nưc ngt đ tm, chúng tôi cht nhn thy da d mình sch trơn, mn màng như va đưc bôi kem dưng. Ôi! Nưc bin nơi đây thật lạ kỳ, chúng như tự hòa tan mọi chất bẩn trên da, chúng không làm da rấm ráp những hạt muối li ti, rin rít một cảm giá khó chịu không thể không tắm! Hóa ra, tạo hóa rất công bằng, ngài nhận thấy con người nơi đây vất vả vì nước quá, cđảo chỉ có mỗi một giếng nước ngọt là giếng Tiên nên mới ban cho người dân một thứ nước biển tuyệt vời như thế! Tôi chợt thấy buồn cười khi nghĩ đến những tour du lịch được trang bị tiện nghi vật chất đến tận răng mà vẫn bị khách chán chê và cũng chợt vỡ lẽ ra rằng SỰ HP DN CA THIÊN NHIÊN với loài người là VÔ ĐỊCH.

MK

No comments:

Post a Comment