Các cụ làng Lạc giao kể lại rằng:
Thuở ấy, khoảng vào năm 1920, có ông Phan Hộ ở tỉnh Quảng Nam dời làng vào sinh sống tại quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ở vùng đất này, ông thường tổ chức buôn bán, trao đổi hàng hóa với các làng ở trong vùng. Dần dần ông cùng với trai tráng trong làng mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa với người Thượng. Lúc ấy đường lên Cao nguyên DarLac chưa có đường như bây giờ. Ông Phan Hộ cùng với các trai làng phải đi bằng ngựa xuyên qua rừng, vượt đèo, leo núi mất nhiều ngày mới đến được vùng Khánh Dương (bây giờ là M'drăk) rồi đến Ban Mê Thuột, thấy vùng đất này giàu lòng mến người, quý khách, núi đồi rộng lớn, dất đỏ bazan mầu mỡ, dễ làm ăn nên ông đã vận động nhiều gia đình di cư lên BMT dể làm ăn sinh sống.
Năm 1925, ông Phan Hộ được sự giúp đỡ của ông Ama Thuột và chính quyền địa phương nơi đây đã thành lập làng Lạc Giao, rồi dân làng góp tiền của dựng lên một ngôi đình bằng tre, gọi là đình Lạc Giao, là nơi sinh hoạt văn hóa của làng. Đến năm 1930 triều đình nhà Nguyễn phong sắc cho làng được thờ thần hoàng Đào Duy Từ.
Lúc bấy giờ làng Lạc Giao có khoảng vài chục hộ, đa số là dân Quảng Nam, Bình Định và Huế., chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rấy, một số người làm thuê ở các đồn điền cao su, cà phê cho người Pháp. Dần dần người đến định cư ở đây ngày càng đông hơn. Đến năm 1929, do nhu cầu sinh hoạt, buôn bán, trao đồi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng, làng Lạc Giao lại hình thành thêm một cái chợ lồng nhỏ làm bằng tranh tre rộng trên 250m vuông gọi là chợ Lạc Giao, sau này là chợ Ban Mê Thuột.
Ngày 06/01/1942 Khâm sứ Trung kỳ ban hành nghị định số 3268, chia DarLac thành 3 quận, 2 đại lý và 7 tổng. Quận Ban Mê Thuột cá các Tổng: Ban Mê Thuột, buôn Dung, Ea Knir, K'mrong Prong, Buôn Đôn, Ea Hbong, Ea Tur, Ea Yong.
-Di tích Đình Lạc Giao hiện nay vẫn còn.
Quách Lục sưu tầm
Cám ơn bạn Quách Lục nhé.
ReplyDeleteDTH