Lớp 8A1 đang làm bài tập kiểm tra môn lý hoá. Thầy Nguyễn Văn Nhạc ngồi
trên bàn giáo sư quan sát hơn năm mươi mái đầu học sinh cắm cúi làm
bài. Thầy nghe rõ tiếng sột soạt của giấy viết... Sự im lặng của học sinh
làm thầy cảm thấy hài lòng. Thầy đưa tay lên chỉnh chỉnh cặp kính
cận. Thời gian trôi quá nửa... học sinh yếu như tôi bắt đầu dừng
viết, thường thì quay ngang ngó dọc, nhưng hôm nay tôi ngồi im ngó lên
bảng. Tôi giận thằng bạn Đỗ Quang Tâm ngồi kế bên. Nó biết mấy đứa ngồi
sau cứ lấy viết gạch gạch vào khuỷu tay và chọc chọc trên cổ tôi. Thế mà
nó còn cười hùa theo tụi kia. Tức ghê
đi! Tôi biết nó đang đẩy bài làm của nó lên cao chếch về phía tôi cho dễ
nhìn. Không thèm! Tôi nhìn lên tường nơi có câu "Tiên học Lễ-Hậu học
Văn", rồi đảo mắt xuống bảng nhìn chữ viết ghi ngày tháng... sĩ số... hiện
diện... Nét chữ
nghiêng đều rất đẹp của lớp phó Lê Văn Chàm. Không biết mấy tay giỏi
toán ra sao rồi! Nhìn nhanh về các bạn Trần Văn Bình, Ngô Văn Dũng, Phạm
Văn Chinh, Quách Đình Chiến, Trần Trọng Sự, Trần Văn Chấn, Hoàng Trọng
Kỳ, Nguyễn Quang Ninh, Lê Văn Chàm... vẫn chưa rời bút. Có lẽ bài toán hóa
hôm nay có câu hỏi khó! Liếc qua thằng Tâm xem nó có bí không? Trời ơi! Nó
ngồi như phỗng! Như người lên đồng! Thấy nó hay hay! lạ lạ! Và hình ảnh này
nó ăn sâu
vào tâm trí, đi suốt quãng đường học toán của tôi. Sau này, khi biết sử
dụng phương pháp định thần này, tôi thấy rất hiệu quả.
Cũng vào năm
học đệ ngũ này, theo sự khuyên bảo của giáo sư hướng dẫn, học sinh yếu nên
học nhóm với học sinh giỏi. Tôi và thằng Nguyễn Ngọc Lễ kéo đến nhà Đỗ
Quang Tâm học. Từ chỗ ba thằng ngồi học trước hiên nhà, nhìn
ra ngõ là những bậc đá dẫn lên nhà, hai bên rợp mát bóng cây. Học ở một
nơi yên tĩnh, thư thái này tôi thấy dễ nhớ hơn ở lớp nhiều. Nhưng tôi chỉ
kịp học được cách cân bằng phản ứng hóa học và hình ảnh nhập tâm lặng
người của nó trước bài toán khó. Một đam mê mới không cưỡng lại được đã
đánh đổ lòng ham toán vừa nhen nhóm
trong tôi. Đó là
xi nê ma! Xi nê làm tôi quên tấm lòng chân tình của thằng Tâm. Quên luôn
con đường nhỏ xíu cong vòng qua ngõ nhà nó, đi xuống suối Đốc Học...
Hôm
nay, được nghỉ hai giờ sau, thằng Ngô Văn Dũng đạp xe đạp chở tôi phi
nhanh xuống rạp LoDo. Nó bảo giá mua vé vào cửa rất rẻ chỉ bằng một phần
tư giá vé thật. Vé được ra hiệu giữa nơi bán vé với một chú bị
câm điếc đứng ngay chỗ soát
vé. Vào trong rạp tối om, tế bào que của thằng Dũng rất nhanh nhậy, kéo tôi
đến chỗ ghế bỏ trống ngồi xuống xem. Phim chính chiếu mất khoảng 15
phút. Không hề gì! Xem phim xong vẫn hiểu hết! Phim đầu tiên đến với tôi
là phim cao bồi viễn tây Hoa Kỳ "7 tay súng oai hùng". Cũng trong năm này
tôi mê mẫn những phim kiếm hiệp Hồng Kông do Vương Vũ thủ vai. Tối đi
ngủ, tôi còn mơ theo cảnh
phi thân vù...vù, phóng phi tiêu vút...vút, vung đao múa kiếm chan
chát... loảng xoảng... leng keng!
Đã quá lâu để nhớ tại sao tôi gắn bó với thằng Dũng. Tôi chơi với nó như anh em hơn là bạn bè. Nó luôn luôn bênh vực tôi, tập cho tôi biết bơi, dẫn tôi đi câu cá, chỉ cách cột lưỡi câu để khỏi bị tuột... rồi lôi nhau đi xem phim... rồi rủ nhau cùng học võ. Thích nhất là thời kỳ nó bắt về cho tôi những con dế than lửa (loại này đá nhau rất hăng), cũng là dịp tôi được "làm anh" ở xóm tôi... tạm quên đi cảnh luôn phải "làm em" trên lớp. Nổi máu tham, tôi xin theo nó bắt dế cho được nhiều. Nó nói không được! Năn nỉ mãi, nó mới bảo nhỏ tôi: "Không theo được đâu, tao còn phải đi bán cà rem nữa!... nghe chưa!"
Lớp tôi, cứ nghỉ 2 giờ đầu, là í ới rủ nhau đi tắm piscin. Thú lắm! Mặc dù thấy trong đám có thằng Bùi Hùng, thể nào tôi cũng bị nó nhận nước nhưng vẫn cứ thích đi. Thằng Dũng biết chuyện liền kêu tôi lên nhà để nó tập bơi cho. Đằng sau nhà nó chính là ao nước
rộng lớn điều tiết nước chảy xuống hồ piscin. Nhà nó có một cái phao
vuông to bằng tấm tôn có thể làm thuyền chèo đi hái bông sen hay hoa
súng. Lần đầu, tôi vịn chặt phao, hai chân đập liên hồi xuống
nước đẩy phao chạy lòng vòng ngần bờ. Khoái chí cười hí hí nữa chứ! Mê
mải đến lúc nào không hay! Cái phao trôi xa bờ rồi! Đưa chân thử không
thấy đáy... Tôi hơi hoảng! Người như nặng hơn... Tôi cố đạp để người nổi
lên thì phao càng tiến ra giữa... mênh mông là nước. Sợ quá! Tôi kêu to
không dám quay đầu lại. Dũng ơi...! Dũng ơi...! Nỗi sợ tăng dần... Dũng
ơi...! Dũng ơi...! Tao đây...! Đừng sợ! Tôi nghe tiếng nó thôi, người tôi cứ nhẹ đi... tay nới lỏng cái phao... và cái ao cũng không còn đáng sợ nữa!
Rồi đến một ngày... được nghỉ 2 giờ sau, hai đứa lại xuống rạp LoDo. Hôm đó chiếu phim "Điệp viên 007" hay Fantomas gì đó. Tụi tôi vào rạp. Khán giả đông quá không còn ghế trống. Thằng Dũng đẩy tôi lên: "Mày đi lên hàng ghế đầu chắc còn trống. Tao đứng đây cũng được!" Phim hấp dẫn, gay cấn cho đến gần cuối. Cảnh chiếc tàu biển của kẻ gian nổ như xé tung rạp hát... Bùm!!!... biển lửa bao trùm hết màn ảnh !Vụ nổ thật ấn tượng chưa ra khỏi đầu người xem thì... ẦM!!!... nổ điếc cả tai... có mùi khét của thuốc súng... màn hình vụt tắt... rồi rạp sáng lên! Một cảnh tượng kinh hoàng không diễn tả nổi. Tiếng la hét! Tiếng kêu khóc! Vang lên hoảng loạn! Người ta xô đẩy, tranh giành, đạp lên nhau... để thoát khỏi cửa ra ngoài rạp. Tôi thật nhỏ bé trong dòng người chen lấn đó. Tôi thấy máu từng vệt trên lối ra... Tôi biết làm gì với bản năng của một cậu bé mười ba tuổi. Nước mắt tôi chảy quanh. Tôi đã kêu lên vô vọng... Dũng ơi!... Dũng ơi!... Ước chi nghe được tiếng của nó như ngày nào... Tao đây!... Đừng sợ!
Rồi đến một ngày... được nghỉ 2 giờ sau, hai đứa lại xuống rạp LoDo. Hôm đó chiếu phim "Điệp viên 007" hay Fantomas gì đó. Tụi tôi vào rạp. Khán giả đông quá không còn ghế trống. Thằng Dũng đẩy tôi lên: "Mày đi lên hàng ghế đầu chắc còn trống. Tao đứng đây cũng được!" Phim hấp dẫn, gay cấn cho đến gần cuối. Cảnh chiếc tàu biển của kẻ gian nổ như xé tung rạp hát... Bùm!!!... biển lửa bao trùm hết màn ảnh !Vụ nổ thật ấn tượng chưa ra khỏi đầu người xem thì... ẦM!!!... nổ điếc cả tai... có mùi khét của thuốc súng... màn hình vụt tắt... rồi rạp sáng lên! Một cảnh tượng kinh hoàng không diễn tả nổi. Tiếng la hét! Tiếng kêu khóc! Vang lên hoảng loạn! Người ta xô đẩy, tranh giành, đạp lên nhau... để thoát khỏi cửa ra ngoài rạp. Tôi thật nhỏ bé trong dòng người chen lấn đó. Tôi thấy máu từng vệt trên lối ra... Tôi biết làm gì với bản năng của một cậu bé mười ba tuổi. Nước mắt tôi chảy quanh. Tôi đã kêu lên vô vọng... Dũng ơi!... Dũng ơi!... Ước chi nghe được tiếng của nó như ngày nào... Tao đây!... Đừng sợ!
Bụp!!! Phấn của cô Phạm Thị Minh Hưng nhắc nhở rồi Dũng ơi. Còn nhiều chuyện muốn nói với mày lắm nhưng để lần khác nghen!
Cô
giáo Minh Hưng dạy chúng tôi môn vạn vật hai năm liền. Lớp đệ lục và lớp
đệ ngũ. Cô đã mất hút trong đầu tôi đến khi đọc bài viết của Nguyễn Thị
Thanh Hương có nhắc cô hỏi chuyện lớp nào bỏ sâu muồng... Thì thôi chết
rồi! Là lớp 8A1 đó cô ơi! Tụi em xin tạ tội với cô. Lần đó cô hoảng sợ thật
sự và bỏ ra ngoài lớp. Làm cho lớp trưởng và lớp phó khiếp vía lo dọn
dẹp mau để mời cô vào lớp lại. Đó là cô chưa biết lớp chúng em còn
nghịch ác lần sau. Không phải sâu muồng mà là những trái mắt mèo, đụng vào
rất ngứa. Chưa kịp bỏ vào ghế trên bàn giáo sư... thì trời bất dung
gian... cả lớp ngứa tùm lum do lông
mắt mèo vương vãi!
Em hỏi thăm
biết cô là bạn đời của thầy Bùi Thế Vĩnh. Cô làm thơ trở thành thi nhân
nên em nhìn cô hư hao hơn thầy. Nhưng em lại thấy cô rất "học sinh" khi
cùng với mấy học trò của mình tạo dáng vui vẻ, định quên đi giây phút
chia tay với Trần Dung ở phi trường. Đọc thơ cô, em thích tấm lòng đôn
hậu của cô đối với tha nhân, nhất là những bài viết về mưa. Có những câu
riêng em thấy rất hay: "Mưa rơi, rơi mãi, tình ơi, xa vời". (Em nhớ Bích Khê
cũng có câu: "Vàng rơi,vàng rơi thu mênh mông") Chỉ một câu thôi cũng
thành thơ rồi! Cứ lặng yên lắng nghe một thứ âm thanh pha lẫn sự tiếc
nuối, một tý giận hờn, một tý yêu thương, một chút như có, một chút như
không... Ai như cô bạn ngày
xưa của em đưa ra hai nghiệm thẳng thừng: "Có, trăm năm có. Không, đời đời
không". Lan mà đốp chát như thế Ngọc lấy đâu ra "Hồn bướm mơ tiên" nữa!
Có nhiều khi
mưa gió cuộc đời làm mình khụy ngã, nhưng rồi phải tự đứng lên. Dần dần
cũng xói mòn ít nhiều vào tin yêu cuộc sống. Em thấy cô gần gũi như thế
nào khi đọc tùy bút "Xóm nhỏ" của cô. Cô nói đúng! "Mong sao, những cảnh
đời cùng cực, cơ khổ sẽ gặp may, có một việc làm ổn định... "Và từ
đây, em không muốn làm ngựa chứng sân trường nữa. Em chỉ muốn làm "chim
hót trong lồng" để thủ thỉ với cô bằng những trang nhật ký...
Ngày... tháng... Cô biết không! Khi nào đời mà không thương em là em tự xem
tử vi. Cái số tuổi Thân của em lại sinh vào giờ Thân nữa thì... nói gì
được nữa!
"Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Riêng tôi phải chịu ngậm ngùi tuổi Thân
Tuổi Thân thì mặc tuổi Thân
Sinh phải giờ Dần có số làm quan"
Em cứ soi
tới soi lui, dịch qua dịch lại, tới chừng nào em thấy có quý nhân phù trợ
mới thôi. Bớt lo lắng! Mà đỡ tủi thân!!!
Ngày... tháng... Cô ơi! Cô có nghe câu vè này không? "Nhất hậu duệ, nhì quan
hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ, năm mặc kệ". Buồn cho dân đen ghê cô nhỉ. Người
ta vè chữ mặc kệ... quả là thâm thúy! Cuộc đời đang trở nên đáng sợ đối
với em...
Ngày... tháng... Em nhớ đến lời tâm tình của thầy Chung Phước Khánh, khi
thầy về thăm Ban Mê Thuột "... các em có con hay cháu muốn sang du học
bên Mỹ... các em hãy điện... hay e-mail cho thầy hay. Đừng ngại ngùng gì
hết... thầy xem giúp được gì thầy sẽ giúp... ". Tấm lòng nhân ái cùng với
giọng nói từ từ chậm rãi của thầy ấy không thay đổi tý nào cả.
Ngày... tháng... Em nghe bạn Lê Thị Tuyết Mai bộc bạch "Đến mùa thi cử, các
bạn đưa con đi thi mình cũng hồi hộp, mong các cháu đỗ đạt, đến khi các
cháu ra trường, có chút kinh nghiệm gì thì cố gắng giúp các cháu qua vòng
phỏng vấn tìm việc, lâu lâu bọn nhỏ ghé nhà thăm là vui lắm rồi. "Như
vậy, Tuyết Mai đúng là quý nhân phù trợ rồi, cô ơi! Đâu cần phải Tiên Bụt
trên trời!
Ngày... tháng... Cô xem e-mail "... Nếu Hải có về đây điều trị thì đã có Nam Đà và các bạn Sài gòn sẵn sàng chia sẻ với 2 bạn...". Cô thấy không, tấm lòng của Nam Đà đâu có siêu mỏng mà đầy ắp tình người.
Ngày... tháng... Em
phải nể phục anh bạn Nguyễn Văn Thắng... anh chàng này không hề nói
chút gì về mình... nhưng khi bạn bè cần thì xông vào giúp... giúp rồi cứ
xem... nhẹ như tênh!
Ngày... tháng... Em kể về bạn Đỗ Quang Tâm cho cô nghe... có lần em gặp lại
bạn Tâm sau một thời gian lâu mất bóng nhau, dễ chừng trên hai mươi mấy
năm. Em đi trách cứ bạn là ngày xưa hay ăn hiếp mình. Thấy bạn không
nhớ, em còn ép thêm "cái thằng bị đau nó mới nhớ lâu". Bạn ấy không
cãi! Thật ra đâu phải bạn Tâm mà là bạn khác hay chọc đánh em. Hay
thiệt! Không thèm chấp dù bạn bè có nghĩ sai về mình!
Ngày... tháng... Em nhớ lại cái ngày bạn Tâm đưa Trần Dung về thăm Ban
Mê. Chưa vào hội mà các di động đã hè nhau nhảy múa! Mai ra gặp mặt
nhé... nhớ gọi thêm bạn... nhớ đón bạn... cùng ra nhé! Cái nhiệt thành của
bạn lây sang em một cảm xúc nôn nao khó tả! Đến lúc bạn ấy làm quản trò
mới thấy thương làm sao! Tả xung hữu đột! Cô cứ nhìn hình ảnh trong
"Chuyến hành trình Ban Mê" thì cô sẽ thấy bạn Tâm khắp mọi chỗ. Làm đến
mức toát mồ hôi hột! Tắt cả tiếng! Em cứ hình dung ra bạn mình không
phải hát dạo chơi như Khánh Ly; mà giống Thanh Lam hay Tuấn Ngọc hát hay
thế vẫn lo "thượng đế" chưa hài lòng. Em thích nhất hình đôi bạn rời quán
Văn, bạn
Tâm vẫn đang thì thầm sợ bạn Dung chưa đủ vui hay sao ấy?!
Ngày... tháng... Bạn Tâm đã giúp nhiều bạn ở Ban Mê trong đó có cả em. Quý
nhất ở bạn Tâm là bạn bè chưa cầu, bạn ấy đã xông vào chìa tay ra
trước... tốt quá đến mức có trách thì trách mình chứ không trách người...
Bụp! Bụp! Bụp. Bụp. Bụp!!! Trời ơi! Cô giáo Nam Đà... không cho trò nói... những
chuyện này không nên nói! Không nói thì cứ để gió cuốn đi
sao? Ừ! Để... gió... cuốn đi! Để... gió... cuốn đi...
Cô giáo Nam
Đà dạy tôi mới đây thôi. Cô ấy dạy môn Lạc Quan Học. Môn học này thấy thì
dễ nhưng rất khó. Phải che dấu cái tôi của mình để hòa chung mọi người. Chôn kín nỗi buồn riêng mình để người khác được vui. Chưa hết đâu! Còn
nhiều rủi ro tai nạn nghề nghiệp vì người thân hiểu lầm. Sau này nếu cô
giáo lỡ bị thương, tôi cầu xin người thân của Nam Đà cũng nên rộng
lượng... như Thuý Kiều có giận Hoạn Thư thấu tim vẫn xử sự bỏ qua...
"Tha ra thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen"
Tôi học được nhiều điều ở tấm lòng cô ấy và những tấm lòng
của thầy cô tôi... của bạn bè tôi. Không còn thấy sợ hãi trước một cuộc
sống đang dần đánh mất đi tính nhân văn!... đang dần dần trở nên vô cảm này!
Yeeee....aaah!!! Đạt ơi...! Đừng sợ!
(Hết tập 2)
Phạm Đình Đạt
Ừ thì đọc "Nhật ký Phạm Đình Đạt" bỗng dưng MÊ thật ! Phục trí nhớ Đạt luôn ! Mà sao toàn là những nam "tặc", nữ "tặc" không vậy nè trời !
ReplyDeleteCòn những ngoan "tặc" mô rồi?!
Bravo Đạt một cái đùng... mi viết hay không chê được?
Kẻ khung " Điểm và Lời phê " cho thầy cô chấm điểm đi nhá
Kim Hương
Bravo Đạt một cái đùng... mi viết hay không chê được !!!
ReplyDeleteKim Hương
- Cám ơn PĐĐạt, đã nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa,
ReplyDeleteĐạt ơi, đã là kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp, kể cả những con sâu muồng vàng óng, mềm mềm,... (ghê wa!!!)
- Cám ơn em đã đọc thơ cô - làm thơ cho hết thời gian rảnh rỗi thôi Đạt ơi, và ý thơ thì suy diễn, tưởng tượng là chính, các em thông cảm nhé, nếu thơ cô lãng mạn quá nhen, hihihi...
Hôm nay cô mới đọc bài viết này của em, em sắp thành nhà văn rồi, viết nhiều thêm nhé! Blog của em cô hay vào đọc đó Đạt...
PtMinhHưng.