Monday, May 1, 2017

Ninh Thuận - Lan Man Bên Lề, Giây Cà Ra Giây Muống

Học kỳ Thu 1993 khi thầy trò chúng tôi ở Nhà Khách Viện Pasteur Saigon, một nhân viên chế độ cũ được lưu dung (tiếp tục làm việc) cho tôi mượn cuốn truyện dịch “Quán Củ Hành”, không thấy ghi tên tác giả người Đức đã viết truyện này trước khi Bức Tường Bá Linh bị phá bỏ [1989] và trước khi nước Dân Chủ Cộng Hòa Đức [Cộng Sản/CS] giải thể rồi sát nhập vào Tây Đức [Tư Bản] để trở thành Cộng Hoà Liên Bang Đức [Bundesrepublik Deutschland] năm 1990. [Google] 

“Quán Củ Hành” là tên truyện ngắn chánh trong tuyển tập. Nội dung châm chọc chánh sách theo rõi, gây áp lực tinh thần, tạo khó khăn vật chất và đôi khi bắt giam các văn nghệ sĩ không chịu ca tụng hoặc dám mạt sát chế độ CS Đức. Chuyện kể vợ chồng chủ quán không mướn người giúp việc để tránh bị kết tội “bóc lột lao động”. Vì vậy, thực đơn chỉ có một món hành tây nguyên củ dọn ra bàn ăn với thớt và dao. Khách trả tiền trước, “bo” tùy hỉ, rồi ngồi sắt và băm hành tới lúc nước mắt dầm dề là mặc sức khóc lóc nhưng tuyệt đối không được kể lể, thở than, chửi bới…. Khách ra về nếu bị Công An (CA) phường hay khu vực hạch sách sống trong “Thiên Đường CS” sao không tươi cười thì trình báo rằng hành ở Quán Củ Hành nồng quá, đưa vô miệng là không cầm được nước mắt.  

Một truyện ngắn khác trong tuyển tập là “Nghệ Sĩ Quần Chúng” với nội dung đại để bị kiểm duyệt, cấm đoán khắt khe nên nhiều văn, thi, hoạ sĩ đành trình bầy sáng tác trên tường các phòng vệ sinh công cộng. Nhân dân, và không ít CA với đảng viên CS, hưởng ứng nồng nhiệt đến độ đôi khi chỉ muốn “giải toả nỗi lòng” mà cũng phải bậm môi, kẹp đùi chờ đợi tới hai, ba chục phút! Bĩ cực nhưng có vậy mới càng thán phục nhà bác học đồng hương Albert Einstein với Thuyết Tương Đối đã được một Giáo Sư Vật Lý nổi tiếng giảng nghĩa qua thí dụ cụ thể sau: “Một phút lâu hay mau là tùy ta ở bên trong hay đứng bên ngoài cánh cửa phòng vệ sinh.”     

Theo Đảng CSVN Quang Vinh thì nước ta sau 30/04/75 cũng là một “Thiên Đường Cộng Sản”  nên tôi cũng bắt chước tác giả “Nghệ Sĩ Quần Chúng” đi tìm những sáng tác văn nghệ trong các nhà vệ sinh công cộng. Lần đầu tôi gặp may là khi dùng phòng vệ sinh của nhà hàng quốc doanh Thủy Tạ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, năm 1997. Rất tiếc sau đó, từ Đỉnh Lũng Cú tới Mũi Cà Mau, tôi chỉ thấy loại văn nghệ “đèn mờ hay chửi đổng” nên phải bỏ ý định bắt chước kể trên. 

Tục truyền sau khi đánh bại quân nhà Minh,
vua Lê Lợi trả lại kiếm (Hồ Hoàn Kiếm) cho thần Kim Quy (1428).
Tháp Rùa xây trong khoảng 1884-86. [Google Search].

Nguyên văn: CHÚ Ý. Giữ gìn vệ sinh chung. Không dẫm chân lên bệ xí.
Đi xong vứt giấy vào sọt và giật nước. DON'T STEP ON THE TOILET
(bệ ngồi rất dơ nên người đi cầu phải ngồi chồm hổm lên bệ với cả giầy dép, không thể tuân lệnh được). (1997) 

Hè 2015, tôi đi xe lửa Saigon – Tháp Chàm ra Phan Rang để nghe quan điểm của mấy người Việt gốc Chàm (Chăm) về vụ Nga, Nhật trợ giúp tài chánh và kỹ thuật cho Việt Nam xây dựng Nhà Máy Điện Hạt Nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Xuống ga, trước khi đi xe ôm về nhà khách, tôi dùng và rất hài lòng với Nhà Vệ Sinh ở đây nên tôi quyết định viết phóng sự kèm hình ảnh mấy khu “văn minh tiến bộ” tôi đã “trải nghiệm” từ ngót 20 năm qua ở quê nội cho phù hợp với lương tâm chức nghiệp là “có chê, có khen”. 

Nhà ga đã được cải tiến nhiều (xem hình trong bài “Ninh Thuận”). (2012)

Cửa có then chốt.
 *

LẠNG SƠN

Mời đọc “Ai Lên Xứ Lạng Cùng Anh”.
Hãy theo đường dẫn http://nhom-thbmt74.blogspot.com/2016/02/ai-len-xu-lang-cung-anh.html

Chụp năm 2009.

Thành nhà Mạc và thành phố Lạng Sơn. (2009)

Tôi bảo một cán bộ du lịch đây là hình ảnh của nếp sống "văn minh". (2011).



*


KHÊ SANH

Từ thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), đi Quốc Lộ 9 (hướng Tây, sang Nam Lào) khoảng 50Km tới một ngã ba lớn, đi thẳng tiếp khoảng 10Km là thị trấn Khê Sanh. Quẹo trái ở ngã ba, qua cầu treo Đa Krông là đi vào Đường Trường Sơn (HoChiMinh Trails). Học Kỳ Thu 1993, đường đi từ ngã ba tới Khê Sanh rất xấu, hẹp, bên núi, bên vực với nhiều khúc quanh nguy hiểm. Dọc đường, dân cư thưa thớt, còn nhiều hố bom. Phái đoàn Mỹ trợ giúp gỡ bom mìn cho biết có nhiều người đi cày bừa, đốn củi hoặc cưa bom lấy thuốc nổ bị què quặt hoặc thiệt mạng. Muốn biết thêm chi tiết về chiến trường Khê Sanh hãy vào [Google Search].

Cầu Đa Krông ở cánh trái của ngã ba Quốc Lộ 9 (đi Nam Lào). Học Kỳ Thu 1993.

Đường bay (phi đạo) ở chiến trường (1967-68). Hình chụp năm 2012.

Đất đỏ bazan giống như ở Darlak

Cà phê Robusta.

WC Nam ở khu Tưởng Niệm Khê Sanh.

Ngày càng vệ sinh hơn.

Khu hàng miễn thuế ở cửa khẩu Lao Bảo, cách Khê Sanh khoảng 20Km. (2003).

Đường đi từ cửa khẩu sang Nam Lào.

*

ĐỈNH ĐÈO HẢI VÂN

Học Kỳ Thu 1998 tôi gặp thi sĩ Lại Phiền Hà trên đỉnh đèo Hải Vân. Du Ký này đã được đăng trong bài "Thi Sĩ Đỉnh Cao" http://nhom-thbmt74.blogspot.com/2015/12/thi-si-inh-cao.html

Gặp thi sĩ Lại Phiền Hà (LPH) trên đỉnh đèo Hải Vân năm 1998.

Một sáng tác của thi sĩ không được phép đăng báo.

Học Kỳ Xuân 1995. Hải Vân Quan, đỉnh đèo. Năm 2003, tôi tới chỗ trước kia là nơi ở của LPH, nay là quán Cơm Phở, người phục vụ và chủ quán không biết ai tên LPH.
Nhà Vệ Sinh, vẫn gồm 2 khoang -1 Nữ, 1 Nam- nay đã có bàn cầu tráng men.
Tôi hỏi bà thâu tiền và phát giấy vệ sinh có biết LPH không. Bả cũng không biết. 
Mong cho thi sĩ đã được “hạ sơn”.

Đường Đà Nẵng - Huế qua hầm Hải Vân (hình chụp năm 2012) do Nhật giúp xây dựng,
và hoàn tất năm 2005. [http://vi.wikipedia].
Nhờ có hầm, xe cộ không phải lên xuống đèo, bớt nguy hiểm, rút ngắn thời giờ.
Muốn lên đỉnh đèo ngắm cảnh, du khách dùng tuyến đường cũ.
 *

HƯNG LỘC 

Hè 1959, 6 đoàn viên Thanh Niên Thiện Chí Quốc Tế xử dụng nông cơ cùng với lao công địa phương khai khẩn đất rừng thành lập Trung Tâm Nông Lâm Súc Hưng Lộc. Từ Trung Tâm Ea-Kmat, Darlak, tôi được tạm thời chuyển xuống đây giúp thông ngôn và phiên dịch sách chỉ dẫn bảo trì để dần dần chuyển giao nông cơ cho phía VNCH. 

Hình chụp năm 2005.

Khu phục vụ khách tuyến Saigon-Hưng Lộc-Đà Lạt;
Saigon-Xuân Lộc-Bà Rịa. (2014).

Một nhà hàng trong khu vực nghỉ chân.

Phòng Vệ Sinh Nam.

Tôi không dám chụp phòng VS Nữ.  (“awesome” = “hoành tráng (?) rất ấn tượng (?)”).

 *
RẠCH GIÁ

Rạch Giá nói chung trở nên thịnh vượng rất có thể một phần là nhờ dân lánh nạn, vượt biên, thuyền nhân, đoàn tụ gia đình, ... định cư ở Âu Mỹ gửi tiền về giúp thân nhân làm ăn và đầu tư.

Thành phố Rạch Giá. (2015)

Phòng chờ chẩn bịnh sạch sẽ.
Người đến khám bịnh và nhận thuốc rất đông.

Một hình ảnh Sống Thọ. 

Kẻ góp công, người góp của.

Phòng VS Nam. Phòng VS Nữ ở bên cạnh.

*

TRẠM TRUNG CHUYỂN 

Trong mấy hãng xe khách chạy đường dài tôi thường đi thì Phương Trang lớn nhất, có trạm trung chuyển miền Tây với vài chục hàng ăn uống, với các quầy bán hoa quả, đặc sản và đồ lưu niệm. Gần đây, hầu như các hãng xe đều ghé vào một số địa điểm nghỉ chân để hành khách ăn uống và dùng nhà vệ sinh sau mỗi 2, 3 tiếng trên đường.
Trạm nghỉ chân cho hành khách các chuyến xe đi Miền Tây.
Trạm này cách Saigon khoảng 2 tiếng đồng hồ. (2016).

Bình phong trước khu VS Nam.

Rất may hành khách này “bỏ qua” việc tôi bấm máy đúng lúc ảnh đang xả xúp-báp.

Dành cho phái Nam.

Vườn giả sơn phân cách 2 khu VS. Khu VS Nữ nằm ở bìa phải.

*

TU VIỆN PHƯỚC HẢI - Chùa “Bún Riêu”

Chùa cách Saigon khoảng 50Km trên đường ra Vũng Tàu qua ngả Cát Lái. Đi qua Công Ty Bột Ngọt Vedan khoảng 50m, quẹo phải vô đường nhỏ, đi thêm chừng 200m là tới. Nghe nói khởi đầu có mấy Ni dựng “quán bên đường” nấu bún riêu cho người nghèo và khách lỡ đường ăn miễn phí. Đóng góp Quỹ Xây Dựng tùy hỉ. Chẳng bao lâu Quỹ có đủ tiền xây Tu Viện, rồi tiếp tục cơi nới, bổ khuyết và trang trí. Ngoài Phật sự, Tu Viện còn bảo trợ một số sinh hoạt cộng đồng như lớp học miễn phí, công tác từ thiện, v…v…  

Hình chụp năm 2015

Một phần của khu ăn uống.

Dù không phải là ngày rằm, mùng một, người vô ăn vẫn rất đông,
nhất là khi các xe đò 50 chỗ và các đoàn du khách dừng chân.

Em dâu ngồi giữa, chồng ngồi đối diện, tài xế nón trắng, bạn đạo áo đen. Chúng tôi ăn sớm để chụp hình.
Từ năm 2012, trên đường ra Vũng Tàu, chúng tôi ghé đây 3 lần. Mỗi lần cúng dường 200.000VND (khoảng 9 Đô Mỹ)
vì tôi sợ mình khá giả mà ăn “chùa” (không góp tiền, không làm công quả) dọc đường sẽ bị tai nạn xe cộ.  

Một khu VS Nữ.

Khu VS Nữ và bồn rửa tay đại tiện.

Đường vào khu VS Nữ & Nam và bồn rửa tay tiểu tiện. Khách cởi bỏ giầy dép, dùng dép của Tu Viện
để khi ra không làm dơ khuôn viên. Đôi xăng-đan của tôi.  
  
KẾT CỤC.

Còn nhiều nhà Vệ Sinh dành cho quần chúng ở chợ, công viên, bến xe khách, ga xe lửa, phi trường, v..v.. có nơi miễn phí, có nơi thâu tiền. Hầu hết các nhà VS ngày càng vệ sinh hơn với bồn rửa tay, giấy lau chùi và không còn nặng mùi đến độ cực chẳng đã người dân mới dùng. Tôi không dám chụp hình nhiều nơi, nhất là phòng Vệ Sinh Nữ, dù chỉ chụp ở ngoài, vì sợ bị cho là có ý định xấu sa, bịnh hoạn. Ở Chùa “Bún Riêu” tôi chụp được là nhờ có 3 phụ nữ “tháp tùng”. 

Bùi Dương Chi.
Thầy giáo tiếng Anh.
TH Ban Mê Thuột 1963-74.       

2 comments:

  1. Một đề tài thật độc đáo, thú vị,đầy ngoạn mục vì chưa ai nghĩ ra đề tài này hết cả!
    Những lần "dọc đường gió bụi" của thầy thật là quyến rũ và giá trị
    Em sẽ phải đọc lại nhiều lần nữa chứ không thể là "cưỡi ngựa xem hoa" được thầy ơi...

    Trò Kh.

    ReplyDelete
  2. Trò Kh. thân mến,
    Rất cảm ơn Kh. đã có lời khuyến khích. Đề tài này là tôi bắt chước tác giả truyện ngắn "Nghệ Sĩ Quần Chúng" trong tuyển tập "Quán Củ Hành", nguyên bản tiếng Đức. Rất tiếc tôi không biết tên tác giả và tên truyện.
    Tháng 9 năm 2017 này, nếu việc nhà và một chút xíu "việc tuyển sinh du học" được như ý thì tôi rất CÓ THỂ sẽ về quê nội và sẽ lại tìm cách ra đảo "cùng Nam" Hòn Khoai. Có CHS hay Cựu Giáo Chức nào muốn "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" với tôi không?
    TB. Vào mạng http://nhom-thbmt74.blogspot.com rồi gõ [Ca Mau] vào [Search this blog] rồi nhấp chuột (click) Search để biết đường đi như thế nào.
    BDChi

    ReplyDelete