Thursday, January 31, 2013

Đi tìm mùa Xuân

Trước đường đi vào nhà của Dung có một cây hoa không biết được người chủ trước trồng từ lúc nào. Cây này có hoa màu trắng hồng và cũng nở vào khoảng Tết, dù không phải đích thực là đào, n tự nhiên được mang cái tên "cây đào của nhà Trần Dung". Năm nay có lẽ vì trời lạnh nên nụ hoa còn nhỏ xíu, có lẽ đến sau Tết hoa mới nở.

Xem ra muốn tìm được cái không khí của ngày Tết, chỉ có cách đi đến những nơi có trồng hoa đào hoặc những khu thương mại Việt Nam để xem người ta bày bán hoa quả, mứt, bánh chưng, bánh tét, v.v...

Đọc xong bài Sớ Táo Quân của lớp, Dung nôn nao nghĩ đến ngày Tết. Thế là mấy cuối tuần vừa rồi, thứ bảy nào cũng lên xe đi tìm ma Xuân. Chỗ đầu tiên Dung ghé đến là Ardenwood Historic Farm. Ở nông trại này, mỗi năm vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 2, hàng ngàn con bướm ghé về để tránh cái lạnh của mùa đông phía Bắc. Có những năm nhân viên trong trại ước lượng có khoảng hơn 10 ngàn con bướm tụ vđây. Ngoài ra, ở đấy người ta còn tìm thấy biệt thự Patterson xây vào năm 1857, trắng đẹp, nổi bật trên nền trời xanh, và một bảo tàng viện nho nhỏ về loại xe lửa do ngựa kéo.

Ngôi biệt thự Patterson

Đi vòng hết nông trại, chỉ tìm được một cây đào nhỏ, đang hé nụ. Vui đến độ run cả tay, chụp hoài mới được một tấm hình với nụ hoa đào mờ ảo.



Chụp xong bèn đi vòng qua phía đối diện thì thấy được một cánh hoa đã nở, vui ơi là vui. Thế là nhanh tay chụp ngay một tấm. Trên đường về, tự mình an ủi cũng còn ba tuần nữa mới đến Tết!



Tuần sau đó tức thứ bảy trước, cũng nhằm ngày rằm tháng chạp, Dung trực chỉ ngôi chùa Tàu ở San Jose vì nhmang máng đó có cây hoa đào. Pao-Hua Temple là ngôi chùa Tàu lớn nhất vùng San Jose, với kiến trúc khá đẹp tọa lạc trên đường McKee.  Bước vào chánh điện, người ta sẽ thấy những chiếc bàn dài bầy đầy hoa quả và lễ vật Phật tử đem đến cúng dường kể cả gạo, dầu ăn, nước tương, v.v… Lư hương đằng trước chánh điện lúc nào cũng đầy nhang.

Chánh điện của Pao-Hua Temple


Bên cạnh lư hương là hai cây đào màu hồng nhạt, nở đầy hoa. Những ngày Tết lại thấy đến gần hơn một chút nữa. Sau khi vào chánh điện lạy Phật và thăm viếng khuôn viên chùa, Dung ghé xuống xuống nhà dưới để thưởng thức một bữa cơm chay ngon và giản dtrước khi ra về.

Hoa đào ở Pao-Hua Temple
Sau khi rời Pao-Hua Temple, Dung định ghé đến chùa Đức Viên, một ngôi chùa Việt Nam, đtìm sự tp nập của ngày Tết, nhưng nghĩ lại chắc khó lòng kiếm chđậu xe. Đành chuyển hướng đến vườn Nhật cũng ở gần đó, San Jose Japanese Friendship Garden, nơi Dung và Minh Khuê đã ghé qua trước đây. Vườn Nhật nào gần như cũng có những điểm căn bản là hồ nước, đèn lồng bằng đá, cá Koit, v.v... Sự yên tĩnh của khu vườn khiến cho thời gian như lắng đọng, làm du khách quên mất đi những cái phiền muộn của đời sống hằng ngày.


 
Với phong cảnh thanh lịch, khu vườn này thu hút được rất nhiều khách viếng thăm. Trong vườn có ba cái hồ, hồ cao, hồ giữa và hồ thấp. Bên cạnh hgiữa và cũng là hồ lớn nhất, có mấy cây đào màu hồng đậm, thật đẹp, với những cánh hoa nở rộ. Nhưng kẻ thưởng thức mùa Xuân sm nhất trong vườn này có lẽ là những chú ong, xum xoe đầy bên những nụ hoa đào xinh xắn.





Một điều bất ngờ thật thú v là khi trở lại hđầu tiên, Dung bắt gặp một chú cđang làm dáng bên hồ, với bộ lông trắng phau tuyệt đẹp, chụp được ngay cái hình dưới đây. Đúng là thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Hên quá xá! Bây giờ mà ai đánh cá để chụp lại cái hình thứ hai, chắc là chịu thua trước.


Buổi chiều ghé qua thăm Cậu và các em, sau buổi cơm tối cả nh nhâm nhi một chút mứt sen và mứt dừa non. Bỗng nhớ lại ngày xưa còn bé, cũng những buổi tối gia đình quây quần bên nhau, cả nh được Cậu Mợ cho thưởng thức một chút mứt trong những ngày trước Tết. Bảy chị em cười vui, nhâm nhi từng miếng nhđể kéo dài hương vị thơm ngọt đượm đầy sự thương yêu của bố mẹ. Nghđến đây lòng bỗng rộn rã hương vị của ngày Tết năm xưa nơi thành phố nhỏ...
 

Thoáng Một Tà Trăng

Hình Vũ Công Hiển

Áo em thoáng một tà trăng
Đêm như chùng lại khuya giăng sao trời
Ngó về phương cũ nghẹn lời
Hồn xưa ray rứt ru hời điệu ca
Đất Phương Nam vẫn mượt mà
Sáu câu vọng cổ xót xa cõi lòng
Đi tìm giữa chốn mênh mông
Quê người khách lạ má hồng bơ vơ
Tìm em xuân sắc ơ hờ
Tìm cung bậc lạc bến bờ quê hương
Tìm dây đàn nối yêu thương
Tìm duyên tình đã vấn vương với người
So dây phím lặng tình ơi
Đêm nghe rưng rức ngàn lời thẩm âm
Tay nâng dạ khúc nguyệt cầm
Cố hương đâu hỡi thăng trầm nước non
Như Thương

Wednesday, January 30, 2013

Chuyện đời tôi: Viết về thầy Nguyễn Đức Thông, giáo sư Triết học Trung Học Tổng Hợp Ban mê thuột

"Để tưởng nhớ hương hồn thầy Nguyễn Đức Thông, hình như là giáo sư duy nhất dạy Triết tại Trung học Tổng Hợp Ban Mê Thuột trong những năm đầu thập niên 70 thế kỷ 20. Một trong những giáo sư sống tốt ở Trại Cải Tạo sau năm 1975"
***

Chiều xuống, nơi cô tịch của một góc rừng Mê Van, cao nguyên Darlac vẫn ồn ào, nhốn nháo bởi đó là giờ các tù nhân quay trở về lại trại giam. Các đội "tự giác" (không có công an vác súng đi kèm) tự biết giờ để về; các đội bị quản chế - đội trước đội sau - cũng được công an quản chế dẫn về nhập trại, trên vai ai cũng cõng thêm một cành củi rừng (chặt từ các cây to bị đốn ngã để lấy đất làm nông nghiệp), để tập trung ở khu vực bếp nhằm phục vụ việc nấu ăn. Bước vào cổng, vòng rào thép gai đóng lại là xã hội của người tù oặt ẹo, rệu rã, mệt mỏi sau một ngày oằn lưng lao động nhưng vẫn phải hối hả tắm giặt rũ bỏ bụi bặm và mồ hôi để kịp giờ quy định. Thời khoá biểu thường nhật là: sau khi nhập trại, các tù nhân có khoảng thời gian tự do tắm giặt, ăn uống để sau đó lúc 18g30 vào "sam" điểm danh, tiếp tục sinh hoạt và lao động buổi tối. Nội dung của buổi sinh hoạt là phê bình mổ xẻ công việc lao động trong ngày, thường là đưa "những người lười" những người chưa biết "lao động là vinh quang" ra để phê phán để mà góp ý, sau đó -mùa nào thức đó- mỗi người phải nhận phần làm đêm của mình để tiếp tục lao động trước khi ngủ: khi thì bắp, khi thì đậu phụng, lúc khác lại đậu nành,v.v...phải lặt vỏ ra vỏ, hạt ra hạt (lúc giao lại, người ta cân cả vỏ cả hạt để bảo đảm không bị thất thoát, thí dụ khi tù nhận 10kg đậu thì khi giao lại phải đủ 10kg: hạt 6,5kg và vỏ 3,5 kg chẳng hạn).

Tôi thường "lười", ngay cả đi tắm cũng thường đi tắm rất trễ. Chỗ tắm của tù nhân là một đoạn suối chảy xuống từ đầu nguồn cách đấy không xa, sau khi đã chảy qua khu vực tắm của cán bộ (công an). Chiều rộng con suối khoảng 3m, chiều dài đoạn suối khoảng 10m và chỗ sâu nhất khoảng ngang đầu gối tù nhân, để mở rộng thêm khu vực tắm tù nhân moi thêm cái giếng ở ngay đấy để sử dụng, tất cả khu vực này nằm gọn trong nhiều lớp kẽm gai bao bọc, ngay cả dòng suối cũng được rào kín xuống tận đáy, nước cứ lững lờ chảy qua các lớp kẽm gai, để ngăn tù chui theo dòng suối trốn trại. Trước khi xuống suối tắm phải báo cáo cán bộ công an đứng trên chòi canh cao quan sát bao quát cả một vùng. Hàng ngàn con người chen chúc nhau tắm trong một khoảng không gian như vậy. Tôi đi tắm trễ một phần cũng là thế, lười chen chúc nhau, già trẻ lớn bé, rất nhiều người "tắm tiên", cứ "tồng ngồng" xuống suối. Một người cũng thường tắm trễ như tôi (hoặc ngược lại, tắm thật sớm, nhào ngay xuống suối trước khi các người khác túa xuống) là thầy Thông, Nguyễn Đức Thông, giáo sư Triết học Trung học Tổng hợp Ban mê thuột. Thày Thông vốn dĩ ít nói, kiệm lời với thói quen cố hữu là tự lắc đầu bên này một cái bên kia một cái để chống mỏi cổ. Thầy và tôi thường hay trò chuyện trong những buổi tắm ấy, thi thoảng cũng trò chuyện trong các chiều Chủ Nhật được nghỉ lao động vì tôi và thày không ở chung sam. Các câu chuyện chúng tôi nói với nhau không có gì đặc biệt, thường là hỏi thăm  nhau và thầy thường khuyên tôi nhiều hơn. Ấn tượng đậm nét về thầy là tôi biết không một ai kêu ca gì về thầy trong suốt thời gian thầy sống trong Trại Cải Tạo, như vậy thầy sống tốt. Trong một lần trò chuyện thầy đã cho tôi địa chỉ gia đình thầy.

Thầy may mắn được tha về trước tôi, trước khi về thầy đã kịp nhắc lại cho tôi địa chỉ của thầy ở Nhatrang và mong nếu sau này được ra trại tôi ghé thăm thầy. Tôi đã hứa sẽ ghé...

Rồi vài năm sau tôi cũng được tha. Về đời, cuộc sống có nhiều bế tắc, nghề nghiệp cụ thể không có, còn cứ phải thường xuyên trình diện nên tôi đã có lúc quẫn trí, muốn tìm đường thoát. Tôi đã nhớ đến thầy nên tôi tìm cách xuống Nhatrang, trước để thăm thầy như lời hứa sau là tìm tòi xem có việc gì khả dĩ để sinh sống được không.

Tôi tìm đến nhà thầy vào một buổi trưa Nhatrang nắng gắt, oi nồng. Nhà thầy ở mặt tiền của một đường lớn thành phố Nhatrang, rất gần với Ty Thông Tin cũ. Tôi nhớ rõ buổi hội ngộ hôm ấy: thày ra gặp tôi trong một bộ đồ mặc trong nhà, một áo maillot ba lỗ đã cũ, quần cộc khá xộc xệch, dù gặp lại nhau rất vui nhưng tôi cũng kịp nhận ra một thoáng ngại ngần trong mắt thầy. Đầu tiên, tôi nghĩ có lẽ thầy ngại vì tôi là tù cải tạo mới về chăng? Tôi cũng hơi ngần ngại khi thấy Thầy không mời tôi vào nhà mà chỉ nói với tôi:" Em đi tới một chút, tới ngã tư quẹo phải có xe bán nước mía, ngồi đó chờ thầy" nhưng tôi cũng làm theo lời thầy và ngồi chờ thầy ở xe nước mía bán dọc đường sau khi đã gọi cho mình một ly. Một lát sau thầy ra, quần áo chỉnh tề hơn một chút, và hai thầy trò nói chuyện với nhau khá lâu: thầy hỏi thăm những người quen biết cũ, ai được về ai chưa, hỏi thăm công việc và hoàn cảnh của tôi,... tôi tâm sự với thầy và cũng hỏi thầy những điều tương tự về công ăn việc làm. Qua tâm sự, tôi thấy thầy cũng gặp bế tắc và lờ mờ nhận ra có một cái gì đó lạ lùng, một cái gì đó u uẩn trong tâm tư thầy... Lúc đó tôi chỉ lờ mờ đoán biết điều đó chứ không biết rõ điều đó là điều gì. Ấn tượng về buổi nói chuyện đó của thầy với tôi nói chung là buồn, không có gì vui cả trừ những lúc nhắc về các bạn cũ ở Trại Cải Tạo. Sau đó thầy trò chia tay, tôi về lại Ban mê Thuột. Trước khi chia tay, hai thầy trò hứa tiếp tục giữ liên lạc.

Một thời gian sau đó tôi được biết tin buồn về thầy. Thầy đã chọn cho mình một lối đi, tự kết liễu đời mình sau khi thấy đời chẳng còn gì vui, chẳng còn gì để vương vấn, dứt khoát ra đi. Năm đó, thầy cũng còn khá trẻ. Không ngờ, buổi hội ngộ hôm đó là lần cuối cùng tôi gặp thầy. Khi nghe tin đó, tôi hồi tưởng lại buổi nói chuyện với thầy và tôi đã thấy mình quá kém khi không đủ nhạy cảm để hình dung ra điều ấy, nếu đủ tỉnh táo để nhận ra, biết đâu cả hai thầy trò cùng kiếm được cách tháo gỡ bế tắc.
Bây giờ đã nhiều năm trôi qua, thầy trò đã âm dương cách biệt. Tôi viết những dòng này để nhớ về kỷ niệm, nhớ đến một người thầy đã truyền thụ cho tôi kiến thức, đã khuyên nhủ tôi trong vai trò một người thầy một người anh, và hơn cả là để nhớ đến một giáo sư THTHBMT đã sống liêm sỉ trong môi trường nghiệt ngã. Mong hương hồn thầy tiếp tục tiêu diêu miền cực lạc, nơi không còn chủ nghĩa, không còn bon chen, không còn hơn thua tị hiềm hay oán cừu nữa.

Đỗ Thế Hùng
Saigon một chiều cuối năm Nhâm Thìn 2012

Sunday, January 27, 2013

Cái Oanh viếng thăm xứ Mơ xi ơ Vanh Xăng

Cùng thầy cô và các bạn,

Oanh xin lỗi thầy cô và các bạn trong thời gian này Cái Oanh không theo dõi blog thưng xuyên đưc vì Cái Oanh và cháu Việt Anh đang du lich Pháp, London, Spain, Hungary từ 20/1 den 21/2, có nghĩa là ăn tết TA ở bên TÂY!

Xin gi đến thầy cô và các bạn vài tấm hinh Oanh đến Poitiers, Pháp (để làm bằng chứng chậm trễ theo dõi tin tức). Tri lạnh âm 2-6 đ C nên cây cối trơ xương!

Tổng biên tập chịu chưa ?

Chiu nay Cái Oanh s bay qua London ạ.

Kính chúc các thầy cô và các bạn luôn có nhiều niềm vui.

Cái Oanh.

PS: Cái Oanh cũng xin kèm thêm hình Oanh và cháu Vit Anh làm 1 mini concert bỏ túi theo yêu cu ca soeur bề trên và các soeurs ở dòng Chretienne Union, Poitiers; nơi cháu Thuy Anh học mấy năm trung hc ạ.








Ghé thăm Cuba

Dung mến!
 

Sau một tuần lễ ở Cu3  (Cuba) nước da hấp thụ rất nhiều vitamin D, trở về Canada với nhiệt độ -12oC tránh được cơn bão cách đây vài hôm nhưng... "cái nhà lá nhà của ta" vẫn thoải mái hơn.

Nhớ lời dặn của Tổng Biên Tập, đừng quên gởi hình cho lớp nhen! Sao quên đuoc Chung có bằng chứng kèm theo đấy... ke...ke...

Chắc chắn các bạn không xa lạ với nước Cuba rất gần Mỹ nhưng dân Mỹ không thể qua thẳng Cuba mà phải vòng qua một nước khác để đến (vì vấn để bang giao) nên ít dân Mỹ có mặt nơi đây, tiền Mỹ bị đóng thuế 10
% khi đổi ra tiền Cuba.
 
Chung chưa thấy ai dùng cell phone, xe hơi xử dụng từ thời năm một ngàn chín trăm... hồi đó... rất nhiều, có một máy chụp hình lớn tuổi hơn Ba mẹ của mình vẫn còn dùng được, chụp và rửa tại trong máy trong năm phút (kèm theo), hình mờ như sương mù.
 
Kể sơ sơ thôi để có bạn nào đi thì kể thêm nhé! Chung thích không khí trong lành và người dân rất hiền hòa.
 
Chúc sức khỏe.

VTCHUNG









Lạc Vòng Xoay

 

Vòng cuốn nào xoay như vũ bão,
Cả đất trời ôm một xoải tay
Vòng xoay nào biển đời xao động,
Giữa trời mây sắc hương nào phai
*
Kìa đóa quỳ vàng dáng mảnh mai
Ngả nghiêng trong gió cánh mơ say
Say trời say đất say tình mộng
Giận hờn chi, đã thấm men cay?
*
Giai nhân áo mỏng gió hây hây,
Lãng quên giây phút tấm hình hài
Khoảnh khắc tình, vấn vương hư ảo
Lạc vòng quay, chất mối sầu đầy...

Phạm Thị Minh-Hưng.

Thursday, January 24, 2013

Qua Cầu

Tản mạn về Bùi Giáng

Các bạn thân mến,

Thế hệ chúng ta được chứng kiến khá nhiều biến cố và các điều lạ lùng: một trong những điều lạ lùng xảy ra trong thời đại chúng ta là có một người điên nổi tiếng:

                        Người đâu điên lạ điên lùng
                  Làm thơ, dịch sách vô cùng tường minh
                        Giật mình nhìn lại chính mình
                  Tiếng là người "tỉnh" sao mình còn mê...

Trước năm 1975, nếu các bạn học ở Đại Học Vạn Hạnh hoặc có dịp qua lại Viện Đại Học Vạn Hạnh chắc chắn sẽ có dịp diện kiến hoặc tiếp xúc với người điên đặc biệt này: người điên Bùi Giáng. Và nếu chưa có dịp diện kiến chăng nữa, thế hệ chúng ta chắc không ai là không ít nhất một lần được nghe đến tên Bùi Giáng.

Đã có nhiều bài viết của những người nổi tiếng viết về ông, thậm chí có cả những nghiên cứu, khảo luận nghiêm túc về ông và nghe đâu di cảo của ông để lại cho đời còn khá đồ sộ với nhiều áng thơ bất hủ.

Không biết ông có điên không, nhưng một người trải qua 72 năm cuộc đời trong đó 40 năm đời tình với nhiều sóng gió vẫn giữ nguyên trong lòng một khối tình si, vẫn biết đường tìm đến nhà người mình yêu và nhận rõ người phụ nữ đó là "người yêu" của mình chứ không ai khác trong hàng triệu phụ nữ trong xã hội, thì người đó có điên không? Có điên không khi những áng thơ tình vẫn được nguệch ngoạc với những ý tứ chỉnh chu trong mỗi lần tương phùng (xem thêm phần bạch hoá về "cuộc tình" này của nữ nghệ sĩ Kim Cương sau khi ông mất), vẫn phân biệt được nhiều lẽ phải trái, đúng sai thì cái điên này - nếu điên- thì cũng là điên ngoại hạng.

Những bài thơ lục bát của Bùi Giáng, đặc biệt với lối nói dung dị, giản đơn, rất Nôm rất Việt và ý tưởng lãng đãng từ câu trên xuống câu dưới có cái gì đó rất Bùi Giáng...

                        "Xin chào nhau giữa lúc này
                  Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
                        Có trời mây xuống lân la
                  Bên bờ nước có bóng ta bên người"

Với tôi, dù có điên, cái điên của Bùi Giáng cũng rất đáng trân trọng và dễ chừng đổi cái "điên" này lấy nhiều cái "tỉnh" khác cũng  còn quá rẻ.

Thân gửi diễn đàn một bài thơ của "người điên Bùi Giáng" về mùa Xuân nhân dịp Xuân 2013 sắp về.

Trân trọng
Đỗ Thế Hùng
Saigon 10.55 25/01/2013
*
Chào nguyên xuân

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: Ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.

Bùi Giáng
(Theo bản in Mưa Nguồn - NXB Hội Nhà Văn tái bản năm 1993)

Vòng Xoay


Ngả nghiêng hết một vòng xoay
Chừng như trái đất vói tay thật gần
Vẫn em tuyệt thế giai nhân
Mắt môi ta bỗng bâng khuâng đa tình
Ước gì say khướt riêng mình
Để ta giữ lại trong bình rượu hoa
Giữ hương gió của đêm qua
Giữ em một thoáng áo tà mỏng bay
Giữ tình pha chút men cay
Giữ thơ rơi xuống ngón tay em gầy
Giữ câu lục bát như mây
Giữ trăng sao của đắm say đất trời
Giữ vai tựa khẽ bên đời
Giữ em nhan sắc gọi mời tình nhân
Lỡ mai đời có phù vân
Ta còn em đấy cõi trần cạn say
Như Thương

Thầy Nguyễn Văn Ngự

Dung mến,

Khi các em nhắc đến Thầy Ngự thì Thầy mới nhớ là dường như Thầy có gởi cho em tấm ảnh Thầy Ngự mặc đồ Rhade này rồi, nhưng sao Thầy không thấy trong Album Ảnh Xưa?

Thầy học chung môn Nhân Văn với Thầy Ngự ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và cùng có ý định làm Cao Học Nhân Văn về người Ra đê ở Ban Mê Thuột, chớ không phải làm về Ban Mê Thuột. Do đó Thầy và Thầy Ngự thường đề cập đến vấn đề này trong những năm Thầy dạy ở Ban Mê Thuột.

Có lần Thầy, Thầy Ngự và Thầy Chung theo thầy Hiup, giáo sư Pháp Văn trong trường vô một buôn người Thượng uống rượu cần, ăn thịt trâu đến "xỉn" luôn và ở qua đêm tại đây.

Thầy và Thầy Ngự còn vô buôn Kosier để quan sát, tìm hiểu và được người Thượng ở đây tặng mấy cái vòng mà cho đến nay Thầy còn giữ như là những kỷ niệm rất quý.

Thầy Chung Phước Khánh


Thầy Nguyễn Văn Ngự
***

Thư Thầy Cao Bính viết về Thầy Hiup

Tên của ông viết là Hiup. Ông là người Banah, không có họ chỉ có một cái tên độc nhất là Hiup, không phải là Y Yup. Mr. Hiup từng theo học Lycée Yersin ở Đà Lạt. Sau này ông là anh em cột chèo với Bột trưởng Sắc Tộc Paul Nur. Ông Paul Nur bị xử tử tại Phú Thiên năm 1975.

Sau 1975, ông Hiup bị đổi xuống dạy ở trường cơ sở Thắng Lợi gì đó. Sau khi trả nợ đời xong trở về tôi thường hay gặp ông Hiup để cùng uống rượu mía, rượu gì cũng được. Cuối cùng ông ra đi vì bệnh gan. Vô cùng thương tiếc.

Thầy Cao Bính