Kính thưa quý Thầy cô,
Các bạn Thân,- Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca; Mg, nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Cao nguyên. Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ. Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12 năm 2005.
- Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
LÁ THƯ.
Về thăm lại xứ Bụi Mà Thương
Tình cũ trường xưa với phố phường,
Mong Thầy nhớ bạn từ đâu đó,
Cách trở chưa về vẫn thân thương.
Về thăm lại xứ Bụi Mù Trời ,
Dấu hài bụi bám mãi không rơi,
Bụi đỏ khắp nơi... mù theo gió,
Tháng ngày miên viễn nhớ khôn nguôi.
Về thăm lại xứ Bụi Mãi Thôi ,
Mùa Quỳ vàng rộ cuối chân trời
Loài hoa hoang dã không chăm bón...
Hoa vẫn hồn nhiên thắm cho đời.
Về thăm lại xứ Bụi Mới Than ,
Mưa thì lầy lội nắng khô khan,
Hai mùa chỉ có mưa và nắng,
Đầy vơi kỷ niệm quý vô vàn.
Về thăm lại xứ Bụi Mà Thân ,
Nét chữ nghiêng nghiêng xếp cho vần,
Gởi đến Thầy, bạn từ muôn nẻo,
Một đóa vàng Quỳ... Bụi Mà Thân...
QL
Thơ hay lắm Quách Lục ơi ời.
ReplyDeleteChoi oi!!!Quach Luc lam tho LA THU hay qua dzay???Chua tung thay trong doi do nha...Tho cua Co Minh-Hung da hay vi co la co Giao vay ma hoc-tro Quach-luc cung khong may gi kem co MH cua chung minh dau...Hay lam la hay luon do!!!Noi lao chet lien.
ReplyDeleteCamnguyen