Chiều ba mươi tết bộn bề
Nhà nhà bận rộn, đón về tổ tiên.
Bàn thờ trầm ngát thiêng liêng
Bình hoa thắm đỏ bày riêng quả đầy.
Đường hoa rực rỡ sắc cây
Chợ xuân nhộn nhịp, lòng ngây ngất tình.
Cô nàng áo thắm xinh xinh
Ôi, xuân bát ngát gieo mình muôn hoa.
Trời xanh én liệng cánh xa
Mẹ giao em nhận bánh nhà bác Cao.
Trước sân vườn có cội đào
Từ bên phòng khách dáng cao một chàng.
Thư sinh sắc diện võ vàng
“– Chắc chăm học quá, hết đàng rong chơi.”
Chào em, ngượng ngập mời vào
Loanh quanh vườn rộng, bờ ao em chờ.
Bánh chưng vuông vức tỏa hơi
Bánh giao em cả, người còn lần khân.
Hỏi dăm ba chuyện xa gần
Tim chàng đập loạn, níu chân ai về.
Tiễn em trước cổng cội đào
Người đi khuất bóng, lời chào còn rơi.
Xuân này, chàng ghé nhà chơi
Cớ là chúc tết, tìm nàng thơ ngây.
Cô em má thắm hây hây
Rượu mời chưa uống, lòng ngây ngây sầu.
Ghẹo chàng, tinh nghịch đôi câu
Khiến chàng luống cuống, đỏ nhừ mặt thôi …
Từ khi gặp gỡ cô mình
Chàng thư sinh ấy tơ tình vương mang.
Trăng khuya hiu hắt đèn vàng
Lần trang sách giở bóng nàng ngẩn ngơ.
Cội đào một bóng thẫn thờ
Hương xưa phảng phất, tình thơ não nề.
Học xa chàng ngóng ngày về
Ép hoa tím ngát tặng người dấu yêu.
Ước gì thư ngỏ được nhiều
Niềm yêu ý nhớ, cô liêu lòng này.
Ước gì lá thắm tình xanh
Đậu thơm nếp dẻo quyện thành mối mai.
Cho tôi lần được tay ai
Yêu thương ghì siết bờ vai ân tình …
***
Em ơi, còn nhớ xuân nào?
Tin yêu ta dưới cội đào trao nhau.
Vườn xưa thơm ngát hương ngâu
Ngoài sân con trẻ khoe mầu áo xuân.
Xuân nay thêm cội mai gần
Sắc xuân vàng óng pha lưng chừng đời.
Hồng A
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Năm ngoái ngày này, giữa cửa này
Sắc diện hồng thắm như hoa đào.
Người ấy giờ chẳng biết phương nao
Hoa đào năm ngoái còn chào gió đông.)
Xét cho cùng thì âu cũng là điểm may cho chàng Thôi Hộ không còn gặp lại người con gái trong mộng, để nàng cứ vẫn yêu kiều như người trong mộng. Ở điểm này, Alfred de Musset rất “chí lý” khi nói rằng “Hãy yêu những gì bạn sẽ không bao giờ gặp lại lần thứ hai trong đời” (Aimez ce que vous ne verrez jamais deux fois). Này nhé, tưởng tượng xem, ngộ nhỡ nàng Oanh Oanh trong mộng năm nào bất ngờ xuất hiện, quần ống thấp ống cao, theo chân là cả một lũ “lợn con” nhếch nhác như mẹ. Thế đấy! người trong mộng với mị. Chàng thư sinh có mà chạy mất dép!
“Chiện” đời thường có nhiều khác biệt éo le. Chàng Thôi Hộ ngày xưa tình cờ đến nhà người đẹp, rồi vẫn giữ được người đẹp cả đời trong mộng. Còn chàng thư sinh thời hiện đại trong “chiện” tình bánh chưng xanh có số đỏ hơn là tự dưng nàng Oanh Oanh hiện đại vô tình “lò mò” tới, với mục đích thực tình là lấy bánh chưng mà bố mẹ nàng đã “order” (do bố Thôi Hộ thời hiện đại nổi tiếng gói bánh chưng chặt tay và ngon), chứ không có hậu ý gì sất! Thôi, cứ gọi là “em đến thăm anh một chiều xuân” cho nhẹ nhàng, ý nhị. Có điều chàng thư sinh xanh xao hao gầy dưới mắt cô nàng lại vô cùng dại khờ, không chịu nghe lời phán của Alfred de Musset nên cả đời đa đoan với bầy “lợn con.”
Nếu ngày ấy chàng Thôi Hộ hiện đại đọc được mấy câu thơ của thi sỹ Hồ Dzếnh trong bài “Ngập ngừng”
… Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở …
thì nhất định chàng sẽ khua tay: “Em chả! Em chả!”
Hồng A
Nhà nhà bận rộn, đón về tổ tiên.
Bàn thờ trầm ngát thiêng liêng
Bình hoa thắm đỏ bày riêng quả đầy.
Đường hoa rực rỡ sắc cây
Chợ xuân nhộn nhịp, lòng ngây ngất tình.
Cô nàng áo thắm xinh xinh
Ôi, xuân bát ngát gieo mình muôn hoa.
Trời xanh én liệng cánh xa
Mẹ giao em nhận bánh nhà bác Cao.
Trước sân vườn có cội đào
Từ bên phòng khách dáng cao một chàng.
Thư sinh sắc diện võ vàng
“– Chắc chăm học quá, hết đàng rong chơi.”
Chào em, ngượng ngập mời vào
Loanh quanh vườn rộng, bờ ao em chờ.
Bánh chưng vuông vức tỏa hơi
Bánh giao em cả, người còn lần khân.
Hỏi dăm ba chuyện xa gần
Tim chàng đập loạn, níu chân ai về.
Tiễn em trước cổng cội đào
Người đi khuất bóng, lời chào còn rơi.
Xuân này, chàng ghé nhà chơi
Cớ là chúc tết, tìm nàng thơ ngây.
Cô em má thắm hây hây
Rượu mời chưa uống, lòng ngây ngây sầu.
Ghẹo chàng, tinh nghịch đôi câu
Khiến chàng luống cuống, đỏ nhừ mặt thôi …
Từ khi gặp gỡ cô mình
Chàng thư sinh ấy tơ tình vương mang.
Trăng khuya hiu hắt đèn vàng
Lần trang sách giở bóng nàng ngẩn ngơ.
Cội đào một bóng thẫn thờ
Hương xưa phảng phất, tình thơ não nề.
Học xa chàng ngóng ngày về
Ép hoa tím ngát tặng người dấu yêu.
Ước gì thư ngỏ được nhiều
Niềm yêu ý nhớ, cô liêu lòng này.
Ước gì lá thắm tình xanh
Đậu thơm nếp dẻo quyện thành mối mai.
Cho tôi lần được tay ai
Yêu thương ghì siết bờ vai ân tình …
***
Em ơi, còn nhớ xuân nào?
Tin yêu ta dưới cội đào trao nhau.
Vườn xưa thơm ngát hương ngâu
Ngoài sân con trẻ khoe mầu áo xuân.
Xuân nay thêm cội mai gần
Sắc xuân vàng óng pha lưng chừng đời.
Hồng A
***
Ngày xưa chàng thư sinh Thôi Hộ một ngày tản xuân, cao hứng làm vài “xị” với chiến hữu. Đường về xa, khát nước, ghé đại vào một nhà ven đường xin gáo nước trong lu để “chữa cháy.” Bất ngờ cô nàng Oanh Oanh, con gái chủ nhà vô tình bước ra đứng ngay cửa. Xuân đào trước cửa đua sắc với thiếu nữ. Ôi! sao dưới trần gian lại có người mỹ miều đến thế! Chẳng biết chàng thấy vậy hay rượu thấy, hay có khi bên gốc xuân đào thiếu nữ trông lại càng thắm hơn. Cả năm sau chàng cứ vật vờ, thơ thẩn như người mất hồn, nhớ người dưới cội đào năm trước. Xuân nay chàng lại tản bộ đi tìm nguồn thơ, nhưng hậu ý là mượn cớ tình cờ ghé xin nước uống, chờ người đẹp bước ra, song bóng hồng năm ngoái bây giờ biệt tăm.
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Năm ngoái ngày này, giữa cửa này
Sắc diện hồng thắm như hoa đào.
Người ấy giờ chẳng biết phương nao
Hoa đào năm ngoái còn chào gió đông.)
Xét cho cùng thì âu cũng là điểm may cho chàng Thôi Hộ không còn gặp lại người con gái trong mộng, để nàng cứ vẫn yêu kiều như người trong mộng. Ở điểm này, Alfred de Musset rất “chí lý” khi nói rằng “Hãy yêu những gì bạn sẽ không bao giờ gặp lại lần thứ hai trong đời” (Aimez ce que vous ne verrez jamais deux fois). Này nhé, tưởng tượng xem, ngộ nhỡ nàng Oanh Oanh trong mộng năm nào bất ngờ xuất hiện, quần ống thấp ống cao, theo chân là cả một lũ “lợn con” nhếch nhác như mẹ. Thế đấy! người trong mộng với mị. Chàng thư sinh có mà chạy mất dép!
“Chiện” đời thường có nhiều khác biệt éo le. Chàng Thôi Hộ ngày xưa tình cờ đến nhà người đẹp, rồi vẫn giữ được người đẹp cả đời trong mộng. Còn chàng thư sinh thời hiện đại trong “chiện” tình bánh chưng xanh có số đỏ hơn là tự dưng nàng Oanh Oanh hiện đại vô tình “lò mò” tới, với mục đích thực tình là lấy bánh chưng mà bố mẹ nàng đã “order” (do bố Thôi Hộ thời hiện đại nổi tiếng gói bánh chưng chặt tay và ngon), chứ không có hậu ý gì sất! Thôi, cứ gọi là “em đến thăm anh một chiều xuân” cho nhẹ nhàng, ý nhị. Có điều chàng thư sinh xanh xao hao gầy dưới mắt cô nàng lại vô cùng dại khờ, không chịu nghe lời phán của Alfred de Musset nên cả đời đa đoan với bầy “lợn con.”
Nếu ngày ấy chàng Thôi Hộ hiện đại đọc được mấy câu thơ của thi sỹ Hồ Dzếnh trong bài “Ngập ngừng”
… Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở …
thì nhất định chàng sẽ khua tay: “Em chả! Em chả!”
Hồng A
No comments:
Post a Comment