POÈME FLOU
à une morte
Où va la pluie, le vent la mène
En tintant sur le toit
Et je me serrais contre toi,
Pour te cacher ma peine.
Le jardin noir aux arbres nus,
Ta petite lampe en veilleuse,
Tes soupirs heureux d’amoureuse,
Que sont-ils devenus?
J’écoute encor tomber la pluie:
Elle n’a plus le même bruit.
Francis Carco
NHẠT NHÒA BÓNG DÁNG
về một người đã khuất
Về đâu mưa ơi?
Gió cuốn mưa trôi
Bên thềm thánh thót
Từng hạt buông lơi.
Ngày ấy mưa bay
Ghì em trong tay
Âm thầm giấu kín
Nỗi niềm đắng cay.
Hàng cây trụi lá ngập vườn đen,
Trắng đêm thao thức tỏa ánh đèn.
Thở dài mãn nguyện em ân ái,
Ngần ấy bây giờ biết ra sao?
Nay anh hằng lắng tiếng mưa sa:
Khác rồi, âm thanh tháng ngày qua!
Phùng Ngọc Cửu dịch,
1988
***
François Carcopino-Tusoli (1886-1958), bút hiệu Francis Carco, là nhà văn, thi sỹ, ký giả, sinh tại Nouméa (Nouvelle-Calédonie), và mất tại Paris. Ông là bạn của Guillaume Apollinaire và là cố tri của nữ văn sỹ Pháp Colette.
Ông gia nhập giới lãng tử (bohèmes) và được chào đón ở Montmartre với tác phẩm đầu tay Le bohème de mon cœur (1912) (Chàng lãng tử của lòng tôi). Ông viết và sáng tác nhiều, với các tác phẩm tiêu biểu: Homme traqué (1922) (người bị săn đuổi), được xem là tác phẩm gây xúc động nhất của ông, đoạt giải Grand Prix des romans của Hàn Lâm Viện Pháp, và Poèmes en prose (1948) (thơ xuôi).
Bất hạnh vì người cha độc đoán và bạo hành, ông co rút vào thi ca, nơi ông thể hiện sự nổi loạn nội tâm. Năm kế tiếp ra đời tác phẩm đầu tay, ông gặp nữ ký giả Katherine Mansfield, một “thiếu nữ thuần khiết và nổi loạn”, đã cùng ông khởi đầu một cuộc tình sóng gió và dang dở, một “cuộc tình tận tụy cho tàn phá” theo cách nói của ông, và đã khắc dấu ấn đậm nét cho đến ngày cuối đời của ông.
Như sương mù ẩn hiện trong tâm hồn, thơ của Francis Carco ray rứt cố nhân, hoài niệm hình bóng cũ nhạt nhòa qua lắng đọng tiếng mưa sa. Mưa là chìa khóa mở cánh cửa quá khứ của ông, là “chất thơ” thường hiện diện trong các tác phẩm của ông, cũng như Paul Verlaine, thi sỹ nổi bật của Pháp:
Ông gia nhập giới lãng tử (bohèmes) và được chào đón ở Montmartre với tác phẩm đầu tay Le bohème de mon cœur (1912) (Chàng lãng tử của lòng tôi). Ông viết và sáng tác nhiều, với các tác phẩm tiêu biểu: Homme traqué (1922) (người bị săn đuổi), được xem là tác phẩm gây xúc động nhất của ông, đoạt giải Grand Prix des romans của Hàn Lâm Viện Pháp, và Poèmes en prose (1948) (thơ xuôi).
Bất hạnh vì người cha độc đoán và bạo hành, ông co rút vào thi ca, nơi ông thể hiện sự nổi loạn nội tâm. Năm kế tiếp ra đời tác phẩm đầu tay, ông gặp nữ ký giả Katherine Mansfield, một “thiếu nữ thuần khiết và nổi loạn”, đã cùng ông khởi đầu một cuộc tình sóng gió và dang dở, một “cuộc tình tận tụy cho tàn phá” theo cách nói của ông, và đã khắc dấu ấn đậm nét cho đến ngày cuối đời của ông.
Như sương mù ẩn hiện trong tâm hồn, thơ của Francis Carco ray rứt cố nhân, hoài niệm hình bóng cũ nhạt nhòa qua lắng đọng tiếng mưa sa. Mưa là chìa khóa mở cánh cửa quá khứ của ông, là “chất thơ” thường hiện diện trong các tác phẩm của ông, cũng như Paul Verlaine, thi sỹ nổi bật của Pháp:
Mưa khóc trong tâm
Như mưa trên phố
Buồn nào âm thầm
Thấm dần trong tâm.
Lãng Nhân, Phùng Tất Đắc dịch
Il pleure dans mon cœur
Comme il pleut sur la ville.
Quelle est cette langueur
Qui pénètre mon cœur?
Paul Verlaine
Còn bức ảnh minh họa cho bài thơ Poème flou lại gợi nhớ đến một hình ảnh khác, nặng ân tình và trầm thiết theo lời thơ của Lamartine:
Je te dois une larme au bord de mon tombeau.
Nợ em giọt lệ bên bờ mộ bia. (Phùng Ngọc Cửu dịch)
Sài-Gòn 06-12-2011
Phùng Ngọc Cửu
No comments:
Post a Comment