Thursday, February 4, 2016

Huynh trưởng của Đạo Daklak trước năm 1975

Thầy Trần Đắc Hiền

Trưởng Nhím Cần Cù Trần Đắc Hiền, sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Giáo sư Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn Cưdleya kiêm Kha trưởng Kha đoàn Cưdleya (trước năm 1975), người đã vẽ huy hiệu Đạo Daklak. Đã bỏ cuộc chơi sau năm 1975...

Trưởng Nhím Cần Cù trong kỳ trại của Tráng huynh tại Thác Nhân Vị, Cầu 14, Daklak năm 1973.

Thầy Nguyễn Văn Phúc

Trưởng Nguyễn Văn Phúc, tên rừng Hươu Trầm Lặng, Phó đạo trưởng cuối cùng của sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam tại Daklak cho đến ngày 30.04.1975. Hiên tại Trưởng Phúc đang định cư tại Seattle, USA và cũng đang sinh hoại với Hướng Đạo Tr.N tại Seattle.

Trưởng Nguyễn Văn Phúc chụp chung với Kha Đoàn Eatam năm 1973 (hàng đứng,thứ 9 từ phải sang).

5 comments:

  1. Chao ơi, cả đến thầy cũng giữ đồ cổ thật hiếm và quý như bọn học trò tụi em nữa! Nhìn hình ảnh Hướng đạo, em nhớ ngày xưa lắm, dẫu em không có gia nhập Hướng đạo thầy ơi, nhưng em rất khâm phục cách hướng dẫn thanh thiếu niên cách sống đúng và lành mạnh
    Em xin chép lại "Châm ngôn & Luật Hướng đạo" để các bạn nhớ lại thầy nha

    Trò Kh.

    ReplyDelete
  2. CHÂM NGÔN, LUẬT VÀ LỜI HỨA HƯỚNG ĐẠO

    Để xứng đáng với danh nghĩa một Hướng Đạo Sinh em phải có thể sẵn sàng trả lời bất cứ ai hỏi về Luật, Lời Hứa và Châm Ngôn Hướng Đạo.

    Vậy em cần phải thuộc lòng, hiểu rõ ý nghĩa và đem ra thi hành những điều ấy trong đời sống hàng ngày của em vì Luật, Lời Hứa và Châm Ngôn Hướng Đạo là cái Kim Chỉ Nam hướng dẫn em vững tiến trên đường đời.

    Đời sống của Hướng Đạo Sinh chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta đem áp dụng Luật và Lời Hứa Hướng Đạo bằng không thì thà đừng gia nhập phong trào Hướng Đạo còn hơn là vào mà chẳng giữ luật lệ hay chỉ áp dụng một cách hời hợt mà thôi.

    Châm Ngôn Hướng Đạo

    Sắp Sẵn là châm ngôn của Hướng Đạo Sinh. Nó có nghĩa là em phải luôn luôn sẵng sàng về cả thể chất lẫn tâm hồn để làm tròn nhiệm vụ.

    Sắp sẵn về tâm hồn bằng cách tự khép mình tuân theo kỷ luật và lệnh trên: Em cũng phải có thể hình dung trước được bất cứ tai nạn hay trường hợp nào sẽ có thể xảy ra. Như vậy là để rõ mình sẽ ước ao bắt tay vào công việc ấy.

    Sắp sẵn về thể chất bằng cách giữ gìn thân thể cho khỏe mạnh, cho lanh lợi cũng như luôn luôn có khả năng làm đúng việc vào đúng lúc.


    ReplyDelete
  3. Luật Hướng Đạo

    1. Hướng Đạo Sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin lời nói của Hướng Đạo Sinh.

    Khi Hướng Đạo Sinh nói: “thật đúng như vậy!” thì ai cũng đều tin ngay là thật và có thể được hiểu như là anh em đã cam kết một cách long trọng vậy.

    Khi Đoàn Trưởng nói: Em X…, anh tin rằng em sẽ lấy danh dự mà làm việc này!, thì Hướng Đạo sinh ấy có nhiệm vụ thực hiện cho bằng được lệnh của Đoàn Trưởng và đừng để cho điều gì khác làm cản trở mình.

    Khi Hướng Đạo Sinh tự làm nhơ danh dự mình vì dối trá hay không thi hành đúng đắn một công việc gì đã được cấp trên giao phó vì đã tin tưởng ở danh dự Hướng Đạo của mình, Hướng Đạo Sinh ấy sẽ bị mọi người chê cười, xa lánh và trong trường hợp trầm trọng, sẽ có thể bị cấm không được mang huy hiệu hay bị bôi tên trong sổ gia đình Hướng Đạo nữa.


    2. Hướng Đạo Sinh trung thành với Tổ Quốc, Cha Mẹ và người cộng sự.

    Hướng Đạo Sinh phải một lòng trung thành với Tổ Quốc lúc hưng thịnh cũng như nguy vong. Hướng Đạo Sinh không chịu để cho ai xúc phạm đến Tổ Quốc mình cũng như sẵn sàng đứng lên đáp lời sông núi để bào vệ non sông chống quân xâm lăng.

    Hướng Đạo Sinh hiểu rằng Cha Mẹ là người đã sinh ra ta và đã vất vả nuôi nấng dạy dỗ cho ta nên người, Hướng Đạo sinh tỏ lòng trung thành với Cha Mẹ bằng cách ăn ở cho hiếu thảo, luôn luôn vâng lời người và có bổn phận đền đáp công ơn “bẻ núi” của người.


    3. Hướng Đạo Sinh có bổn phận giúp ích mọi người.

    Hướng Đạo Sinh không nói xấu ai và cũng không để cho ai xúc phạm đến những người mình phải tuân lệnh cũng như đang cộng tác.

    Hướng Đạo Sinh có bổn phận thực hiện nhiệm vụ của mình trước hết, dù cho phải từ bỏ thú vui, tiện nghi hay sự an toàn của riêng mình.

    Khi Hướng Đạo sinh bị bối rối trước hai sự việc, không biết phải chọn thứ nào, sẽ tự hỏi: “Việc nào là bổn phận của tôi?” như vậy có nghĩa là: việc nào sẽ có ích cho tha nhân hơn. Khi đã tìm ra câu trả lời rồi em hãy hăng hái làm việc đó trước.


    4. Hướng Đạo Sinh là bạn khắp mọi người và coi Hướng Đạo Sinh nào cũng như ruột thịt.

    Như vậy có nghĩa là khi Hướng Đạo Sinh gặp một Hướng Đạo Sinh khác, dù là chưa quen, cũng phải hỏi thăm và sẵn sáng giúp đỡ những gì mình có thể làm được khi họ cần đến.

    Hướng Đạo Sinh không bao giờ là kẻ tiểu nhân. Tiểu nhân là người khinh rẻ người nghèo hay căm ghét những ai khá hơn mình.

    Hướng Đạo Sinh thừa nhận thực trạng của người khác và đối xử hết sức tử tế với người đó.

    Người Ấn Độ gọi “Kim” là chú bạn nhỏ của mọi người. Đây là một danh hiệu mà tất cả các Hướng Đạo Sinh phải khao khát được người khác đặt cho mình.


    ReplyDelete
  4. 5. Hướng Đạo Sinh lễ độ và liêm khiết.

    Hướng Đạo Sinh phải lễ phép với tất cả mọi người và đặc biệt là với cô nhi quả phụ, với các người già yếu, bệnh hoạn.

    Và Hướng Đạo Sinh không bao giờ làm việc thiện vì tiền hay vì một ẩn ý gì để lợi dụng.


    6. Hướng Đạo Sinh yêu các sinh vật.

    Hướng Đạo Sinh, luôn luôn tránh không gây đau đớn hay giết súc vật một cách không cần thiết. Vì các sinh vật cũng có cảm giác và biết đau khổ như người.

    Nhưng không ai cấm Hướng Đạo Sinh giết một con vật để ăn thịt hay một con thú dữ đang đe dọa đời sống của mình.

    Cây cỏ cũng là những sinh vật mà Hướng Đạo Sinh tránh chặt phá không vì duyên cớ gì. Hướng Đạo Sinh không làm hại những mầm non có ích.


    7. Hướng Đạo Sinh vâng lời Cha Mẹ và huynh trưởng mà không biện bác.

    Dù phải thi hành một mệnh lệnh trái với sở thích của mình Hướng đạo Sinh cũng phải vâng lời Đoàn Trưởng như quân nhân vâng lời cấp chỉ huy, như cầu thủ vâng lệnh thủ quân, vì đó là bổn phận của Hướng Đạo Sinh.

    Chỉ sau khi hoàn thành mệnh lệnh Hướng Đạo Sinh mới được phép viện các lý lẽ để trình bày sự không đồng ý của mình. Nhưng dầu sao Hướng Đạo Sinh phải thi hành mệnh lệnh một cách không trì hoãn vì đó là kỷ luật.


    8. Hướng Đạo Sinh gặp khó vẫn vui tươi.

    Hướng Đạo sinh tiếp nhận lệnh trên một cách vui vẻ nhanh nhẹn chứ không lừng khừng chậm chạp.

    Hướng đạo Sinh không cằn nhằn khi gặp sự khó, không cãi lộn khi bị thua, trái lại phải vui tương và bình tĩnh.

    Khi nhỡ việc hay bị ai làm rầy, Hướng Đạo sinh luôn luôn giữ vẻ vui vẻ và sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm ngay nếu huýt một điệu nhạc vui.


    9. Hướng Đạo Sinh tần tiện của mình và của người.

    Hướng Đạo Sinh cố gắng tiết kiệm đề phòng những lúc túng thiếu và để tránh khỏi trở thành một gánh nặng cho người khác. Hướng Đạo Sinh để dành tiền để dùng vào những công cuộc cứu trợ tha nhân hay có ích lợi công cộng.

    Hướng Đạo Sinh có thói quen tôn trọng của người vì đã hiểu rằng mọi vật đều biểu thị kết quả của một việc làm, của một công lao.


    10. Hướng Đạo Sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

    Nghĩa là Hướng Đạo Sinh không nói, không nghĩ hoặc làm những điều dơ bẩn.

    Hướng Đạo Sinh không để ai lôi cuốn mình vào con đường tội lỗi xấu xa.

    Hướng Đạo Sinh là một người cường tráng và có một tâm hồn trong sạch.

    ReplyDelete
    Replies
    1. CHS Hương giỏi thật! Không phải là Hướng Đạo Sinh mà vẫn biết/nhớ đầy đủ các Luật Hướng Đạo.
      Bạn N-X-Hoàng, trong các thầy ở THBMT hồi bạn dậy ở đó còn có thầy Võ Ngọc Lô hiện ở bang Minnesota và thầy Nguyễn Đức Thông (đã qua đời) cũng là Huynh Trưởng Hướng Đạo.
      BDChi

      Delete