Năm 2003, tôi ghé Lạng Sơn. Mấy chủ hotel và tiệm ăn nói họ không hận Mỹ
(vì Mỹ không bỏ bom họ trong chiến tranh nhưng họ ghét Trung Quốc vì là "đồng
chí" mà giết/phá không nương tay. Điển hình 2003, có một tiệm bán quân
phục Mỹ, do Trung Quốc làm, Việt Nam buôn lậu, bán công khai. Năm 2011, tôi lại lên
Lạng Sơn thì khí đó có tới 3 tiệm bán quân phục Mỹ!!!
Mấy hình sau đây là ở huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạt và Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang địa đầu Việt Nam. Các em CHS xem cho biết dân ở đó "tiến bộ" đến đâu
Thầy Bùi Dương Chi
|
Ga Lạng Sơn - 2003 |
|
Lạng Sơn. Thanh niên thích quân phục có nhãn Mỹ nhưng làm ở Trung Quốc |
|
2009 - Lạng Sơn
Áo lông chồn Trung Quốc, giá khi đó là khoảng 1400 USD |
|
2011 - Lạng Sơn |
|
2009 - Thị xã Hà Giang |
|
2009. Mèo Vạc là huyện giáp Trung Quốc của tỉnh Hà Giang |
|
2009. Quần áo thời trang ở Huyện Đồng Văn, Hà Giang |
|
2009. Mỹ phẩm ở huyện Đồng Văn |
|
2009. Mèo Vạc. Hầu như nhà nào cũng có Satelite Antenna của Trung Quốc |
|
2003. Lạng Sơn. Satelite Antenna xem truyền hình Trung Quốc và TháiLan |
Cụu học sinh Trần thị Dung thân mến,
ReplyDeleteCảm ơn Dung đã viết phần "nhập đề" cho bài này và sắp đặt hình ảnh đâu ra đó, nhất là chỉnh sửa những hàng phụ đề cho rõ nghĩa.
Rất tiếc vì tôi còn bận phải làm một ít việc "du học" + hầu hết công việc nội trợ vì cô Diana vào thời điểm này rất bận công việc làm thuế cho H&R Block cho nên chưa (nhưng SẼ) có thì giờ soạn hình ảnh và viết bài về nhiều nơi mà tôi đã may mắn có cơ hội đi du khảo nhiều lần ở VN từ 1992 tới nay để nhờ Dung biên tập (edit)rồi đưa lên mạng thbmt74.
Bùi Dương Chi. THBMT 1963-74.
Bây giờ thì em nghiệm ra rằng: Các thầy còn đi nhiều, còn khỏe hơn em ạ. Em tưởng chỉ có mình thầy Giõng, thầy Bính là có nốt ruồi Thiên Di dưới chân thôi, nào dè thầy Chi chắc có hai nốt ruồi dưới chân luôn!
ReplyDeleteThầy Chi mà leo được lên những đỉnh núi cao như vầy thì thầy khỏe lắm ạ, bằng không người bình thường cỡ như em thì sẽ bị ngộp thở liền và huyết áp tụt xuống "cái rột" ngay! Nhất là những người bị bệnh tim (như thầy Khánh) thì thua 100%. Hôm Đại hội trường mình vào tháng 7 năm 2015, em thấy thầy Dũng- Tiên Dung leo lên tới chỗ cắm trại là em hết hồn...
Kính chúc quý Thầy luôn... Thiên Di từ chỗ thấp như mặt biển mà thầy Giõng mới vừa ghé thăm ở Nha Trang, đến chỗ cao như đỉnh núi phía Tây Bắc như thầy Chi.
(Em mà khỏe thì cũng khoái đi lắm ạ, nhưng biết mình "nắng không ưa, mưa không chịu, nên em đi bằng... Internet cho chắc ăn!)
Trò Kh.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNhận định của học trò Phùng Ngọc Cửu
ReplyDeleteKính thưa thầy,
Bài thầy viết “Những vùng đất xa _ Lạng Sơn” gọn quá nhưng “sâu” quá!
Em rất tâm đắc với lời giới thiệu ngắn gọn của thầy, nhưng tâm thế của các chủ hotel và chủ tiệm ăn phản ánh một độ chính xác rất cao có thể kiểm chứng từ nhiều nguồn “tâm sự” trên khắp đất nước. Phụ huynh học sinh của một học trò của em, là cán bộ cao cấp và giàu có, tâm sự với em ít nhất hai lần: “Thầy ạ! Giá như mình theo Mỹ thì đất nước này giàu có biết chừng nào!”, và thêm nữa: “Thầy ạ! Giá cứ để Mỹ đô hộ ta thì bây giờ đất nước giàu mạnh từ lâu rồi! XHCN chỉ biết tham nhũng và làm cho đất nước tụt hậu!” Lời nhận định rất bình dân nhưng cũng chính xác quá. Hóa ra từng người dân ở miền Bắc Việt Nam có tầm nhìn sắc xảo và chân thật hơn cả giới lãnh đạo chóp bu của họ.
Hình ảnh thầy “shot” được, theo em nghĩ, thể hiện nhiều khía cạnh xã hội. Thứ nhất, các biển quảng cáo, quần áo thời trang của một tỉnh xa xôi, khỉ ho cò gáy này nói lên khát vọng làm giàu, đối nghịch với lý thuyết CS không tưởng.
Tiếp theo, những chiếc satelite antenna nhan nhản khắp nơi, đặc biệt nhô ra từ những
căn nhà lụp xụp, chứng tỏ người dân ở đây ý thức rằng thông tin là món ăn tinh thần không thể thiếu được, tầm hiểu biết (dân trí) của họ đã vượt qua khỏi bức màn sắt/màn tre mà nhà nước này muốn dựng lên để che mắt và “tuyên giáo” họ.
Cuối cùng (vâng, last but not least), những rặng núi tuyệt đẹp được chụp dưới những
góc cạnh khéo nhất nói lên được cái quý giá vô biên của giang sơn gấm vóc, có điều, thắc mắc luôn được nêu ra là liệu các lãnh thổ này có còn thuộc đất nước Việt Nam hay không, hay cũng chỉ chịu chung số phận của rừng đầu nguồn hay những vùng biên giới mà chính phủ hai nước giải quyết với nhau trên lưng người dân của họ.
Mong rằng Lạng Sơn vẫn đẹp và vẫn mang tên là Lạng Sơn như ngày xưa chúng em học địa lý!
Học trò Phùng Ngọc Cửu
Thân gửi PNCửu, Hương và các cựu học sinh 67-74 cũng như các cựu học sinh các cấp lớp khác,
DeleteĐể các anh các chị biết thêm về Lạng Sơn ngoài bài học ổ trường và trên báo chí quốc doanh,tôi đang cố gắng hoàn tất một bài đầy đủ hơn về một phần của tỉnh Lạng Sơn: thành phố, Đồng Đăng và cửa khẩu Tân thanh. Tôi sẽ giới thiệu một số di tích lịch sử & văn hoá, vài phong cảnh, đời sống kinh tế, v..v.. và ghi lại những gì 5, 6 người (bán hàng vỉa hè, xe thồ (ôm), phu khuân vác, lính biên phòng,..) kể cho tôi nghe về "trận chiến biên giới phía Bắc" là cụm từ mà Đảng CSVN và chánh quyền CHXHCNVN dùng để chỉ vụ nước bạn "môi hở răng lạnh" vĩ đại đã dậy cho CHXHVN một bài học vào tháng 2/1979.
Bùi Dương Chi. THBMT 1963-74.