Em đi áo mỏng tang trần
Về em, từ chỗ trong veo nhang đèn
ngó lên
trong cõi vô cùng
máu anh chảy ngược luân hồi dáng em
anh... cùng tận
Bốn mươi bảy tuổi, 47 ngàn tội anh
anh vô cùng tận, tội em hết đời
Thương em
trái tim thông liên nhỉ
anh đốt thuốc tiêu trừ...
Khói lòng vấn tỏa,
vắng lòng Như Lai
Khấn lần, vái niệm tới "Đâu Suất" - Trời!
Letti,bmt
Friday, August 31, 2012
Hoa Vàng Mong Manh
Vàng ươm những sợi tơ trời
Em ngồi hong tóc cho vàng tuổi xuân
Anh mang những cánh hoa vàng
Tặng nàng ủ tóc thêm vàng ước mơ
Vàng trông ánh mắt anh chờ
Chờ cho cúc nở vàng sân
Anh nâng niu giữ cho vàng nhớ mong
Hết Xuân... sang Hạ... đến Thu vàng
Lá vàng rơi rụng... tan tành ước mơ
Em đi bỏ lại... tháng ngày vàng
Bỏ quên luôn... những hoa vàng của anh
Lang thang anh nhặt lá thu vàng
Trong anh thương nhớ.... tháng ngày vàng mong mang
Nguyễn Thạch... Chợ Lầu... Cuối Thu 2012
Tản mạn về: đi tìm nguồn gốc của vạn vật… (Phần 1)
Vũ trụ này từ đâu có. Con người,
chủ nhân của địa cầu, sinh linh với nhiều thuộc tính phức tạp nhất: viễn vông
nhất, thông minh nhất, đa tình nhất,… từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
Câu hỏi này từ ngàn xưa đã là một
ám ảnh, một khắc khoải khiến cho bao lớp người: nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học,
nhà nghiên cứu đã phải trăn trở, phải đi tìm cho ra nguồn cội. Nhiều giả thiết, lý thuyết đã được xây dựng… Ngay từ
thời xa xưa ở Hy Lạp, Thales (624-546 TCN) cho rằng mọi thứ đều do Nước mà ra;
Anaximenes (585-528 TCN) thì lại cho rằng mọi thứ đều do Không Khí mà thành;
nhân vật nổi tiếng với câu nói: “Không ai tắm hai lần trên một giòng sông”;
Heraclitus (sống trong khoảng thế kỷ thứ VII đến thứ V trước CN) thì lại nói vạn
vật do Lửa mà có và Empedocles (490-430 TCN) thì lại cho rằng vạn vật do bốn
nguyên tố: Đất, Nước, Lửa, Không khí liên kết với nhau bởi lực hút và lực đẩy
mà được hình thành.
Các giả thiết tương tự cũng được truyền bá ở phương
Đông với hai trường phái Âm-Dương, Ngũ Hành. Phái Âm Dương thì cho rằng vạn vật
đều do Âm Dương tương tác mà thành, còn Ngũ Hành thì tin rằng mọi vật phải do Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương
sinh tương khắc mà hiện hữu: trong quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh
Thủy, Thủy sinh Mộc, trong quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy
khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Vạn vật cứ xoay quanh chu trình ấy…
Từ đầu thế kỷ thứ V trước công
nguyên Anaxagoras (500-428 TCN) đã cho rằng vạn vật được cấu thành từ các hạt rất
nhỏ; và quan điểm đóng đinh cho lý thuyết nguyên tử chính là của Democritus
(460-370 TCN) khi ông cho rằng vạn vật được hình thành từ các nguyên tử (là thành phần nguyên cuối cùng không thể chia
nhỏ hơn được nữa). Giả thiết về sự tồn tại của nguyên tử cuối cùng cũng được kiểm
nghiệm xác thực bởi các nhà khoa học sau đó hơn hai mươi thế kỷ. Nhưng nguyên tử
đã phải là hạt nhỏ nhất cuối cùng chưa hay còn hạt bé hơn…
Ngày nay với tiến bộ của khoa học-kỹ thuật và tri thức phát triển của loài người, người ta đã biết chắc là có các hạt bé hơn
nguyên tử (hạ nguyên tử), nguyên tử
không phải là hạt nhỏ nhất để tạo nên vật chất mà thực tế nguyên tử được cấu
thành bởi các hạt bé hơn nữa: hạt cơ bản. Các hạt này được chia thành hai nhóm
lớn gồm nhóm fermion tạo ra vật chất (như các quarks trong nhân nguyên tử và
các electron ở vỏ nguyên tử…) và nhóm các hạt boson tạo ra trường lực như các
gluon (hạt truyền lực mạnh), W & Z boson (hạt truyền lực yếu), photon (hạt
truyền lực điện từ) và graviton (hạt truyền lực hấp dẫn). Mọi vật trong vũ trụ
cả dưới dạng Chất và dạng Trường đều được tạo thành từ các hạt cơ bản này mà
kích thước của chúng vô cùng nhỏ bé chỉ khoảng một phần triệu tỷ mét, vì thế muốn
hiểu các hạt này thì phải có các lý thuyết để khảo sát, lý thuyết đó là Cơ Học
Lượng Tử. Theo lý thuyết này thì các hạt cơ bản có kiểu hành xử rất lạ so với vật
thể vĩ mô trong thế giới thông thường bởi chúng vừa là “Sóng” vì có thể lan
truyền vừa là “Hạt” vì đứng yên tại chỗ, nhưng thực tế chúng ‘nhảy múa’ không
ngừng, không gian càng hẹp chúng nhảy múa càng dữ dội. Lực khảo cứu trong thế
giới lượng tử là Lực Mạnh, Lực Yếu, và Lực Điện Từ tùy vào đối tượng khảo sát.
Còn ở khoảng cách cực lớn, thường chỉ ở trong các nghiên cứu thiên văn thì thế
giới lại được mô tả bởi một lý thuyết
khác: Thuyết Tương Đối. Theo thuyết này thì không gian và thời gian gắn
chặt với nhau và không thể tách rời, năng lượng
và khối lượng có thể quy đổi cho nhau và vận tốc ánh sáng là vận tốc giới
hạn của vũ trụ. Lực ngự trị trong thế giới thiên văn là Lực Hấp Dẫn.
Như vậy có bốn loại Lực ngự trị
trong tự nhiên: Lực Mạnh, Lực Yếu, Lực Điện Từ và Lực Hấp Dẫn. Mọi nhà khoa học
đều mong mỏi tìm được một lý thuyết có thể thống nhất được bốn loại lực trên,
nhưng cho đến nay chưa ai làm được việc ấy cả, vấn đề này hiện nay là một thách
thức lớn cho khoa học nói chung và vật lý hiện đại nói riêng. Tuy vậy, ngày nay
các nhà khoa học đã thành công trong việc thống nhất ba lực là Lực Mạnh, Lực Yếu
và Lực Điện Từ bằng một lý thuyết là Mô Hình Chuẩn, mô hình này đã cho phép giải
thích được nhiều điều trong thế giới lượng tử, thí dụ lý thuyết này đòi hỏi sự
tồn tại của các hạt gluon, boson và photon và thực nghiệm đã kiểm chứng điều
này với sự chính xác RẤT CAO. Thực ra Mô Hình Chuẩn đóng vai trò dẫn dắt trong
các nghiên cứu về vật lý hạt, trước khi tìm kiếm một hạt mới các nhà khoa học
đã có thể tiên đoán chính xác tính chất của hạt đó ra sao rồi. Nhưng Mô Hình
Chuẩn chưa có câu trả lời cho nhiều câu hỏi, chẳng hạn như vì sao các hạt cơ bản
lại có khối lượng?... Để giải thích câu hỏi này cách tốt nhất là giả thiết có một
hạt nào đó có trách nhiệm mang lại khối lượng cho các hạt cơ bản thông qua
tương tác với chúng. Ý tưởng về hạt này được 6 nhà vật lý đưa ra từ năm 1964,
sau này gọi là hạt boson Higgs. Việc tìm được hạt Higgs không những chỉ giải
thích được vì sao các hạt cơ bản khác có khối lượng mà còn chứng minh được Mô
Hình Chuẩn là đáng tin vì hạt Higgs là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh thế
giới mà Mô Hình Chuẩn vẽ ra, hơn thế, nó sẽ giúp cho con người hiểu rõ hơn về cấu
trúc vật chất, từ đó tìm ra sự hình thành vũ trụ -lúc mà- bốn loại lực trên
còn thống nhất với nhau trong tự nhiên (giả thiết Big Bang). Thế là hàng chục
ngàn nhà khoa học trên toàn thế giới miệt mài đi tìm hạt Higgs trong các máy
gia tốc từ hàng chục năm qua.
Việc bỏ ra chi phí để kiến tạo, ngày nay loài người có trạm không gian với
chi phí khoảng 100 tỷ đô la hiện đang trên quỹ đạo, công trình khác có giá trị
cao nhất hiện nay trên mặt đất -theo tôi biết- là thủy điện Tam Hiệp của Trung
quốc với giá trị quyết toán kể cả phát
sinh không quá 35 tỷ đô la (có tài liệu nói khoảng gần 30 tỷ đô la) Việt Nam
nghe đâu các vị đang quyết làm “Đường Sắt Cao Tốc Bắc Nam” với dự toán 56 tỷ đô
la chưa tính hết phát sinh, nếu thế VN sẽ có công trình lớn nhất của mọi thời
đại trên mặt đất (sic!) Nhưng -theo tôi- công trình thể hiện tột bực tri thức của
nhân loại ngày nay là máy gia tốc hạt (LHC) với chi phí chưa quá 9 tỷ đô la ở
biên giới Pháp-Thụy sĩ của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN) trong
hành trình đi tìm hạt Higgs mà tôi vừa giới thiệu ở trên.
Còn tiếp
Đỗ Thế Hùng (sưu tầm & tổng hợp)
19.00pm31/8/2012 Lăng cô – Huế
trong khuôn khổ tháng mừng diễn đàn thbmt 1 năm tuổi, nhằm đa dạng hóa trang blog.
Thursday, August 30, 2012
Bụi Đỏ Ly Hương
Về đi bụi đỏ ly hương
Nhỡ mai cơn lốc vô thường làm sao
Nhỡ mai lạc dấu ngọt ngào
Để cho phố núi buồn nao nao lòng
Về đi thăm lại dòng sông
Thăm con suối nhỏ giữa dòng thiên di
Biết đâu chốn cũ em đi
Rừng xanh rũ lá bên quỳ vàng phai
Tội cho tim đã mệt nhoài
Ai còn ai mất, nguôi ngoai muộn rồi
Cõi riêng sương khói lặng ngồi
Tưởng rằng quá khứ như trôi về gần
Lối mòn còn lại dấu chân
Còn trăm nỗi nhớ vạn lần chưa quên
Tạ ơn con dốc lạ quen
Ta xưa một thuở say men với tình
Quẩn quanh bụi đỏ dặm nghìn
Ta rưng rưng nhớ lặng thinh với sầu
Như Thương
Đôi Hài Trông Vậy Rất Duyên
Đôi hài trông vậy rất duyên
Chiếc đực chiếc cái... trông là đẹp đôi
Người ta cũng vậy... các bác ơi!!
Đi đâu cũng phải có đôi có đàn
Có đực có cái... mới ra chuyện đời
Nên ra... lắm chuyện rối rem
Cầm dao... vác mã tấu...
Đánh ghen rần rần...
Ba bà... vác kiếm... vác đao
Leo tường đột nhập...
Múa may loan trời...
Mong là không phải đánh ghen...
Mà... đi tìm mấy lão...
Đi hoang... chưa chịu về...
Nguyễn Thạch
Wednesday, August 29, 2012
Sát Na Rằm Tháng Bảy
nhất tâm
đãnh
lễ Bụt đà
lòng vái rằm tháng bảy thâm tâm vái lòng
đãnh
lễ Bụt đà
lòng vái rằm tháng bảy thâm tâm vái lòng
vãng mẹ
miền khói tỏa
linh tịnh siêu tâm tịnh
lòng tràn đầy mắt mẹ
miền khói tỏa
linh tịnh siêu tâm tịnh
lòng tràn đầy mắt mẹ
sao ấm hồn Như Lai
mạ nờ!
con dớ mạ.
*sát na lòng me thương.
Letti,bmt
con dớ mạ.
*sát na lòng me thương.
Letti,bmt
*Sát na chỉ đơn vị ngắn
nhất của thời gian; hay nói cách khác, sát na chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi
biến đổi. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín
ngàn, chín trăm tám mươi sát na. "sát na" là phiên âm tiếng Phạn (sanskit)
Quậy... Liều
Khỉ khọt, ba cô quậy quá liều!
Tưởng mình còn trẻ, quậy tung
trời.
Làm “ai” hồi hộp, coi chừng
té,
Bận rộn, không lên tiếng, vẫn
cười.
Đã quá! Mai Hoa Thung múa võ,
Leo trèo, nhảy nhót, chọc cười
chơi.
Tim ta giật thót, gân teo
mất!
Hội trưởng liều đang tìm trái
tim.
(bị đánh mất hổm rày)
TCHOA
Né Bão
Né bão Kim Hương đồ cổ ơi!
Quá nhiều đồ cổ chửa tung ra,
Coi chừng gió thổi, thiệt là
uổng.
Cẩn trọng thân ngà, đồ cổ
nghen.
Họ nội rèn Tài Chi trẻ khỏe.
Kim Hương chịu khó tập Tài
Chi,
Cười dòn trẻ trung tha hồ
quậy.
Hội trưởng liều ta chơi bóng
bàn.
TCHOA
Chúc Mừng Diễn Đàn 74
Chúc diễn đàn tròn một tuổi
đời,
Cảm ơn thầy Khánh tạo sân
chơi.
Trần Dung tổng tập biên, biên
tập,
Quá dễ thương, chăm sóc diễn
đàn.
Kỷ niệm xưa bay về tới tấp,
Thầy cô bạn cũ gặp giao lưu,
Ôn bao kỷ niệm thời thơ ấu.
Kính chúc Thầy, cô, bạn, khỏe
vui.
TCHOA
Tuesday, August 28, 2012
Họa bài viết của Kim Hương trong Lưu Bút Ngày Xưa - Phần 3
KIMHUONG.
Xênh lòng nội lực áng văn chương tỏa dáng thơ rằng chưa phải nhà thơ mà rất tình
trò...tình bạn... tình người hàm mỗi chấm nhấn một dấn thân quá đỗi kiêu hùng có đôi khi thấy
lòng mình thôi hiện hữu dẫu dâu bể lỡ bồi cũng ngàn năm "trắc ẩn" thờ cúng
thơ thơ thường độ với lòng lành cùng tháng ngày nhuyễn đổi kim hương
hồn... đa tình khúc... như diễm tình... trộn lưu bút ngày xanh là đồ cổ
không một lần cũ... có chăng ngờ muôn phai
xưa xưa
14t . dự báo như thương
cài lên ánh mắt trào lệ
cài lên đôi vần thơ
xinh xinh nho
nhỏ.
và
Không gian,
14t . dự báo như thương
cài lên ánh mắt trào lệ
cài lên đôi vần thơ
xinh xinh nho
nhỏ.
và
Không gian,
thời gian chập chờn
sẽ hát khúc ly biệt. Kìa!
đẹp : "VÔ lúc VÔ nơi"
như một thúc lệnh vang
xay linh hồn trăm mảnh rãi khắp đều nhân gian
đẹp : "VÔ lúc VÔ nơi"
như một thúc lệnh vang
xay linh hồn trăm mảnh rãi khắp đều nhân gian
loài phượng vĩ lại nở, hãy khoan,
đừng ngăn cách chia lìa
vội vã, hay cho tôi
những giây phút
mặn nồng
luyến lưu
NHÀ THƠ
NHÀ THƠ
NGỌ-14t-SÂN TRƯỜNG TỔNG HỢP CHIỀU THU NHẸ. ĐỨNG TRÊN MÔ ĐẤT BẤM XÒE BÀN TAY BẺ MỘT
ĐỐT TAY NHỎ EM LẦN KHẤN LIU RIU NHỎ LỜI NGẤT TRÊN CAO SÀ SAO NHẬT TÚ PHẢ
DÁNG DẤP DƯƠNG GIAN NGỠ THẤY ĐÚNG NÀNG KIM HƯƠNG LẦN LẦN THƯ THẨN BƯỚC
NHẶT KHẼ KHÀNG LẦN CÕI ĐI VỀ LÀM THƠ TỪ TỪ SÁNH NHỊP CŨNG LÀ NHƯ THƯƠNG.
Thơ Quách Lục: Xỏ Hài
Hài này do vội xỏ nhầm,
Hay là tự ý thì thầm nhỏ to,
Gặng hoài cứ chối quanh co.
Chiếc hài “nom” vậy trong kho còn nhiều,
Lâu lâu hở một vài chiêu!
Để cho bè bạn góp nhiều ý thơ,
Đôi hia hiếm vậy chớ mơ…
Vui còn nhìn kỹ, buồn quơ như vầy,
Hôm qua dấu kỹ lùm cây,
Không ngờ múa kiếm trúng giầy văng ra…
Công đầu phát hiện Nam Đà?
Chụp hình lên mạng Hồng A bản quyền?
Đôi hài trông vậy mà duyên!
Chiếc đực chiếc cái, đen tuyền trắng phau.
Quách Lục

Đọc sử xưa
Đọc sử xưa
Lịch sử đi qua
bài học còn đau mãi
nhìn ngày xưa
để ước vọng ngày sau
bài học còn đau mãi
nhìn ngày xưa
để ước vọng ngày sau
Tháp không buồn nữa bể dâu…
*
Chùm lục bát rời & Tháp
1.
Tháp xưa bay với mây trời
yêu trần gian trú trên đồi phong nhiêu
ngờ đâu quán trọ tiêu điều…
Tháp xưa bay với mây trời
yêu trần gian trú trên đồi phong nhiêu
ngờ đâu quán trọ tiêu điều…
2.
ngước trông vòi või tháp Chàm
thiên thu lạnh giấc hoang tàn bể dâu
bàng hoàng một cõi xưa, sau…
ngước trông vòi või tháp Chàm
thiên thu lạnh giấc hoang tàn bể dâu
bàng hoàng một cõi xưa, sau…
3.
một ngày hạnh ngộ Mỹ Sơn
nghe thân hoang phế nghe hờn xanh rêu
hồn tan theo nắng quá chiều…
một ngày hạnh ngộ Mỹ Sơn
nghe thân hoang phế nghe hờn xanh rêu
hồn tan theo nắng quá chiều…
4.
trần gian quán trọ vô tình
trầm luân Tháp đứng thọ hình hưng vong
gởi đời một chữ hư không…
trần gian quán trọ vô tình
trầm luân Tháp đứng thọ hình hưng vong
gởi đời một chữ hư không…
5.
bảo rằng trời đất phù sinh
trăm năm tháp nắng vẫn bình yên trôi
thiên thu còn vọng nỗi người…
Trần Can
bảo rằng trời đất phù sinh
trăm năm tháp nắng vẫn bình yên trôi
thiên thu còn vọng nỗi người…
Trần Can
Subscribe to:
Posts (Atom)